Các Tổ Chức Hỗ Trợ Mang Thai Học Đường Bạn Cần Biết

Có thai khi đang đi học, bạn sẽ làm gì? Những ảnh hưởng khi mang thai học đường như thế nào?

Phá thai? Đừng vội quyết định vội nếu như bạn chưa biết đến các tổ chức này. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các tổ chức, chương trình hỗ trợ “Mang thai học đường”.

Thực trạng mang thai học đường

Khoảng mấy chục năm trước, khi công nghệ chưa phát triển và văn hóa phương Tây chưa du nhập vào nước ta, độ tuổi quan hệ tình dục vẫn rất cao. Thời nay, với sự phát triển của công nghệ, truyền thông nên các bé sớm được tiếp xúc với thông tin, tiểu thuyết tình cảm,… Việc tiếp nhận văn hóa sớm khiến các em tò mò, khám phá tình dục từ sớm dẫn đến tình trạng mang thai học đường tăng cao.

Các Tổ Chức Hỗ Trợ Mang Thai Học Đường Bạn Cần Biết

Đã đến lúc cha mẹ cần quan tâm con cái nhiều hơn bao giờ trước vấn nạn mang thai học đường 

Theo điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021, tỷ tỉ lệ phá thai là 1 lần/1.000 phụ nữ vào rơi độ tuổi 15-19 tuổi. Cũng không ít những trường hợp trẻ làm mẹ mang thai khi vẫn ngồi trên chiếc ghế nhà trường.

Bất lợi của mang thai học đường

Gián đoạn việc học tập

Khi mang thai học đường, việc nghỉ dưỡng để chăm sóc thai kỳ cũng như quá trình sinh nở, chăm sóc bé sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập. Nếu quyết định làm mẹ đơn thân khi đang học đại học, các bạn có thể bảo lưu kết quả học tập đến khi có thời gian tiếp tục việc học. 

Ảnh hưởng về sức khỏe

Nếu bạn đã là sinh viên và đủ 18 tuổi thì những ảnh hưởng sức khỏe sẽ không nhiều. Chủ yếu là các biểu hiện ốm nghén trong suốt thai kỳ. Với các bé dưới 18 tuổi, mang thai học đường – quá trình này đem theo những tiềm ẩn nguy hiểm. Đặc biệt là khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ. Nguy cơ càng cao nếu các bé phá thai vị thành niên. Việc đó đe dọa trầm trọng đến tính mạng cũng như sức khỏe sinh sản.

Áp lực tâm lý

Áp lực tâm lý từ dư luận và xã hội, những ánh mắt dè bỉu, dị nghị. Sự tiêu cực đó khiến các em dễ quyết định sai lầm. Mặt khác sự day dứt, hối hận sau phá thai – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trầm cảm.

Vậy nếu lỡ mang thai học đường cần làm gì? 

Việc đầu tiên là các em cần bĩnh tĩnh thay vì lo lắng. Việc sợ hãi sẽ gây mất kiểm soát và đưa ra những quyết định thiếu chuẩn xác. Tiếp đến là nói chuyện và chia sẻ với bố mẹ: Ai trong đời cũng phạm những sai lầm. Bạn có thể nói với bố mẹ về sai lầm của mình cũng như quyết định làm mẹ đơn thân của mình. Thay vì dày vò và mắng chửi, cha mẹ nên động viên và cùng còn tìm cách giải quyết. 

Một số chương trình hỗ trợ cho mang thai học đường? 

Tại Việt Nam, có một số dự án hỗ trợ cho học sinh, sinh viên mang thai học đường. Sau đây là một số dự án tiêu biểu:

Dự án đang hoạt động tích cực

Dự án Mẹ ơi! đừng bỏ con!

Đây là tổ chức phi lợi nhuận. Mục tiêu hỗ trợ cho các bà mẹ đơn thân giai đoạn thai kỳ, sinh nở. Hỗ trợ chi phí sinh nở,…Với các hoàn thành không đủ khả năng nuôi bé, chúng tôi hỗ trợ các bạn kết nối với các mái ấm nhận nuôi trẻ.

Các Tổ Chức Hỗ Trợ Mang Thai Học Đường Bạn Cần Biết

Dự án Mẹ ơi! Đừng bỏ con! đang hoạt động rất tích cực

Dự án của Hội Liên hiệp Phụ nữ Tp.HCM

Dự án “Tình người với sinh viên nghèo và sinh viên mang thai

Dự án của Hội Liên hiệp Phụ nữ Tp.HCM. Dự án cung cấp hỗ trợ tài chính cho sinh viên mang thai. Đặc biệt là các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để tiếp tục học tập.

 

Một số dự án hỗ trợ mang thai học đường khác

Dự án Sinh viên mang thai: Những khó khăn và cơ hội

Dự án của TTNC và PT Tâm lý giáo dục và Sức khỏe thanh thiếu niên và trẻ em. Dự án tập trung nghiên cứu đề xuất giải pháp hỗ trợ cho sinh viên mang thai tại Việt Nam.

 

Dự án Cung cấp thông tin và hỗ trợ về sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và giới trẻ

Dự án của Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Sức khỏe Thanh niên (Youth Health Care Center). Dự án cung cấp thông tin về sức khỏe sinh sản cho sinh viên. Điều đó bao gồm cả các vấn đề liên quan đến mang thai và nuôi dạy con cái.

 

Dự án “Phụ nữ trẻ mang thai tại các trường đại học: Tình hình và giải pháp hỗ trợ

Dự án của Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Môi trường (CECEM). Dự án tập trung nghiên cứu về tình hình sinh viên mang thai tại các trường đại học. Sau đó là đề xuất các giải pháp hỗ trợ.

 

Dự án “Giảm thiểu tỷ lệ sinh non và tăng cường quản lý chăm sóc thai sản và trẻ sơ sinh

Dự án của Viện Sức khỏe Mẹ và Trẻ (NIHE). Dự án tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tỷ lệ sinh non. Mặt khác tăng cường chăm sóc thai sản và trẻ sơ sinh. Hơn thế là bao gồm cả những trường hợp của sinh viên mang thai.

 

Các bạn sinh viên đang mang thai ngoài ý muốn hãy note lại các dự án trên để nhận được sự giúp đỡ hoặc nhanh tay chat với tư vấn viên tại đây để được giúp đỡ!

Xem thêm các bài viết khác tại: meoidungbocon.vn