Mẹ ơi! Đừng bỏ con https://meoidungbocon.vn Cuộc đời giữ lại Mon, 14 Aug 2023 06:27:01 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.7 https://meoidungbocon.vn/wp-content/uploads/2022/07/cropped-favicon-1-32x32.png Mẹ ơi! Đừng bỏ con https://meoidungbocon.vn 32 32 Điều Khoản Sử Dụng – Mẹ Ơi Đừng Bỏ Con https://meoidungbocon.vn/dieu-khoan-su-dung-me-oi-dung-bo-con/ Tue, 08 Aug 2023 02:06:23 +0000 https://meoidungbocon.vn/?p=4085 Chào mừng bạn đến với Mẹ ơi! Đừng bỏ con.

Chúng tôi đưa ra các điều khoản sử dụng nhằm đảm bảo quyền lợi và giúp bạn hiểu được mục tiêu hoạt động của Mẹ ơi! Đừng bỏ con.

Do vậy, trước khi đọc các nội dung trên website của chúng tôi, Mẹ ơi! Đừng bỏ con hy vọng rằng bạn đã đọc qua toàn bộ chính sách và điều khoản liên quan của website cũng như về chúng tôi. Ngoài ra, nếu có bất cứ câu hỏi nào về những thỏa thuận trên đây, vui lòng liên hệ cho Mẹ ơi! Đừng bỏ con qua số điện thoại 0903995378.

Bạn vui lòng kiểm tra thường xuyên để cập nhật những thay đổi của Mẹ ơi! Đừng bỏ con.

Hướng dẫn sử dụng website

Khi vào website của chúng tôi, người dùng tối thiểu phải 18 tuổi hoặc truy cập dưới sự giám sát của cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp.

Nghiêm cấm sử dụng bất kỳ phần nào của trang website này với mục đích thương mại hoặc nhân danh bất kỳ đối tác thứ ba nào nếu không được chúng tôi cho phép bằng văn bản.

Quý khách vui lòng đảm bảo rằng tất cả các thông tin quý khách cung cấp cho chúng tôi là chính xác, đầy đủ và nếu quý khách có những thay đổi về thông tin cá nhân quý khách hãy liên hệ chúng tôi để cập nhật. Quý khách đồng ý rằng tất cả các thông tin mà quý khách cung cấp cho chúng tôi thông qua Website của Mẹ ơi! Đừng bỏ con được điều chỉnh bởi chính sách bảo mật của Mẹ ơi! Đừng bỏ con.

Chính sách miễn trừ trách nhiệm

Các thông tin được cung cấp trên website của chúng tôi là các thông tin mang tính tổng quan. Chúng tôi luôn nỗ lực để cung cấp tới bạn thông tin chính xác và cập nhật nhất. Chúng tôi không đảm bảo pháp lý và không đại diện cho bất kỳ hình thức, loại ngụ ý thông tin về mức độ chính xác, độ đầy đủ và tin cậy, sự thiết thực trên trang web hoặc hình ảnh liên quan, thông tin dưới bất kỳ hình thức nào.

Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán với trường hợp bệnh cụ thể của bạn. Mọi thông tin trên website chúng tôi không có khả năng thay thế chỉ định, y lệnh của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế có thẩm quyền.

Chúng tôi không đại diện căn cứ đảm bảo pháp lý cho bất kỳ loại, hình thức, ngụ ý thông tin về sự xác thực, đầy đủ, độ tin cậy phù hợp trên website khác. Bất kỳ sự tin tưởng đối với thông tin như vậy có thể đem lại cho bạn những nguy cơ không mong muốn. Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với những hậu quả, thiệt hại trong ngắn hạn hoặc lâu dài xảy ra trong quá trình sử dụng thông tin từ website.

Người dùng có thể xem thông tin trên website của chúng tôi và liên kết với các trang web khác. Những trang web đó không nằm trong sự kiểm soát của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi không có thẩm quyền kiểm soát nội dung trên các trang web khác có trích dẫn thông tin từ chúng tôi.

Chúng tôi luôn luôn nỗ lực để mang lại trải nghiệm dùng web tốt nhất đến với bạn. Tuy nhiên chúng tôi không chịu trách nhiệm trong trường hợp lỗi kỹ thuật gây gián đoạn đường truyền hoặc lỗi từ bên thứ ba ảnh hưởng đến trải nghiệm của bạn.

Chính sách biên tập

Chúng tôi cam kết những thông tin được đăng lên trang web Mẹ ơi! Đừng bỏ con là những thông tin chính xác, được lấy từ nguồn từ những tài liệu y học được sử dụng trong y khoa và những tài liệu đã được công nhận. Tuy nhiên những thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, cung cấp kiến thức, không sử dụng thông tin trên trang web để thay thế cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản chuyên nghiệp.

Chúng tôi hoạt động với sứ mệnh mang đến những thông tin sức khỏe khách quan, chính xác và cập nhật nhất. Chúng tôi luôn mong muốn trở thành người bạn đồng hành cùng bạn đi qua những kỷ niệm của thời kỳ mang thai cũng như nuôi dạy con.

Tiêu chí lựa chọn nguồn thông tin

Các chủ đề thông tin được cập nhật trên trang web Mẹ ơi! Đừng bỏ con bao gồm các tin tức liên quan đến mẹ và bé. Đây là những thông tin mang tính khách quan, giúp bạn có được cái nhìn toàn diện về các vấn đề về bệnh lý, tình trạng mà bạn đang gặp phải.

Chúng tôi luôn cập nhật theo kiến thức mới nhất và tin cậy nhất.

Sử dụng nguồn thông tin chính xác là điều mà chúng tôi luôn đặt lên hàng đầu. Tất cả các bài viết trên website đều sử dụng nguồn tham khảo thông tin là những tài liệu nghiên cứu về y tế đã được công bố trong các tạp chí y khoa, các giáo trình về y khoa tại các trường đại học.

Chúng tôi cũng sử dụng những nguồn thông tin từ các nguồn uy tín như: Cổng thông tin điện tử của Bộ Y Tế Việt Nam, Nhi Khoa, các nghiên cứu từ những chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực y khoa đã được công nhận.

Quyền thay đổi các Chính sách, Điều khoản và Điều kiện được nêu ở trên

Mẹ ơi! Đừng bỏ con có toàn quyền sửa đổi các Chính sách, Điều khoản và Điều kiện được nêu ở trên vào bất kỳ thời điểm nào. Các sửa đổi đó sẽ có hiệu lực ngay tại thời điểm được được đăng tải lên Website meoidungbocon.vn.

Bạn có trách nhiệm thường xuyên cập nhật các thay đổi liên quan khi sử dụng website meoidungbocon.vn.

]]>
Chính Sách Bảo Mật Thông Tin – Mẹ Ơi Đừng Bỏ Con https://meoidungbocon.vn/chinh-sach-bao-mat-thong-tin-me-oi-dung-bo-con/ Tue, 08 Aug 2023 02:04:27 +0000 https://meoidungbocon.vn/?p=4082 Cảm ơn bạn đã truy cập vào website của chúng tôi. Chúng tôi hiểu rằng sự an tâm của bạn trong việc lưu trữ và bảo mật thông tin cá nhân là rất quan trọng. Chính vì vậy chúng tôi cam kết sẽ bảo mật các thông tin cá nhân của bạn, chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức và sử dụng các biện pháp thích hợp để mọi thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi được bảo mật và bảo vệ khỏi sự truy cập trái phép.

Chính sách bảo mật này sẽ giải thích cách chúng tôi tiếp nhận, lưu trữ, sử dụng và bảo mật thông tin của bạn trong quá trình sử dụng. Chính sách bảo mật có thể thay đổi, bổ sung trong từng thời điểm để phù hợp với sự phát triển dịch vụ cũng như sự thay đổi của hệ thống pháp luật liên quan. Việc thay đổi sẽ có hiệu lực ngay từ khi được đăng tải lên website, bạn vui lòng luôn kiểm tra để nhận được thông tin chính xác nhất.

Mục đích thu thập thông tin cá nhân

Việc thu thập thông tin cá nhân của chúng tôi bao gồm: email, điện thoại, họ và tên. Đây là thông tin mà chúng tôi có thể liên hệ với bạn, chia sẻ và hỗ trợ bạn trong lúc thai kỳ khó khăn nhất. Vì mỗi mầm sống nhỏ nhoi khi đứng trước quyết định của người mẹ, xứng đáng được giữ lại, để chúng có cơ hội lớn lên và viết nên câu chuyện của chính mình. Chúng tôi rất trân trọng và biết ơn bạn vì đã ở đây và có thể chia sẽ những thông tin của mình đến với những người đang còn phải đắn đo trước lựa chọn.

Chúng tôi cũng có thể thu thập thông tin về số lần bạn ghé thăm, bao gồm số trang bạn xem, số liên kết (links) bạn click và những thông tin khác liên quan đến việc kết nối đến chúng tôi. Chúng tôi cũng thu thập các thông tin mà trình duyệt web (browser) bạn sử dụng mỗi khi truy cập vào website của chúng tôi, bao gồm: địa chỉ IP, loại trình duyệt web, ngôn ngữ sử dụng, thời gian và những địa chỉ mà trình duyệt web truy xuất đến.

Phạm vi sử dụng thông tin cá nhân

Chúng tôi thu thập và sử dụng thông tin cá nhân bạn với mục đích phù hợp và hoàn toàn tuân thủ nội dung của “Chính sách bảo mật thông tin” này.

Thông tin của bạn được sử dụng để chúng tôi hoặc các bên có liên quan khác có thể thực hiện các yêu cầu của bạn.

Chúng tôi có thể sử dụng những thông tin cá nhân của bạn để chia sẻ với bạn những khó khăn của bạn trong giai đoạn thai kỳ. Chúng tôi có thể hỗ trợ về mặt tinh thần để giúp bạn vượt qua khó khăn trong thai kỳ mang đến bạn một thai kỳ vui vẻ hơn.

Chúng tôi cam kết không sử dụng thông tin cá nhân của bạn ngoài mục đích viết về câu chuyện của bạn và chia sẻ với tất cả mẹ bầu, tiếp động lực cho mẹ bầu vượt qua giai đoạn khó khăn trong thai kỳ từ câu chuyện của mẹ. Chúng tôi với niềm mong muốn những giá trị yêu thương sẽ được lan tỏa để đâu đó sẽ giúp ích cho những thai phụ đang đối mặt với giông bão cuộc đời có thêm một góc nhìn tích cực và niềm tin hơn về chặng đường phía trước.

Thời gian lưu trữ thông tin

Chúng tôi sẽ lưu trữ các thông tin cá nhân do bạn cung cấp trên các hệ thống nội bộ của chúng tôi trong quá trình cung cấp dịch vụ cho bạn hoặc cho đến khi bạn có yêu cầu hủy các thông tin đã cung cấp. thì chúng tôi sẽ xóa thông tin cá nhân của bạn trên hệ thống nội bộ của chúng tôi.

Địa chỉ của đơn vị thu thập và quản lý thông tin cá nhân

Website Mẹ ơi! Đừng bỏ con
Số điện thoại: 0903995378

Chỉnh sửa thông tin cá nhân

Bạn có thể cập nhật hay chỉnh sửa thông tin cá nhân, hỏi về hoạt động thu thập, xử lý thông tin liên quan đến cá nhân mình tại số điện thoại 0903995378.

Cam kết bảo mật thông tin cá nhân

Chúng tôi cam kết bảo mật thông tin cá nhân của bạn tuyệt đối bằng mọi cách thức có thể. Việc thu thập và sử dụng thông tin của bạn chúng tôi chỉ thực hiện khi có sự đồng ý của bạn trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. Chúng tôi sẽ sử dụng nhiều công nghệ bảo mật thông tin khác nhau nhằm bảo vệ thông tin này không bị truy lục, sử dụng hoặc tiết lộ ngoài ý muốn.

Chúng tôi cam kết 100% không chia sẻ, cung cấp thông tin của bạn khi không có sự cho phép đồng ý của bạn cho bất cứ một đơn vị thứ ba khác vì bất cứ mục đích nào.

Trong trường hợp máy chủ lưu trữ thông tin bị hacker tấn công dẫn đến mất mát dữ liệu cá nhân của bạn. Chúng tôi sẽ có trách nhiệm thông báo vụ việc cho cơ quan chức năng điều tra xử lý kịp thời và thông báo cho bạn được biết.

Thay đổi về chính sách

Nội dung của “Chính sách bảo mật thông tin” này có thể thay đổi để phù hợp với các nhu cầu của chúng tôi cũng như nhu cầu và sự phản hồi từ bạn nếu có. Khi cập nhật nội dung chính sách này, chúng tôi hoàn toàn có thể thay đổi nội dung mà không cần phải thông báo trước.

Nội dung “Chính sách bảo mật thông tin” này chỉ áp dụng tại meoidungbocon.vn, không bao gồm hoặc liên quan đến các bên thứ ba đặt quảng cáo hay có link tại meoidungbocon.vn. Do đó, chúng tôi đề nghị bạn đọc và tham khảo kỹ nội dung “Chính sách bảo mật thông tin” của từng website mà bạn đang truy cập.

]]>
Phá Thai Bằng Thuốc Có Nguy Hiểm Không? Hậu Quả Sau này https://meoidungbocon.vn/pha-thai-bang-thuoc-co-nguy-hiem-khong/ Sat, 27 May 2023 05:31:38 +0000 https://meoidungbocon.vn/?p=3916 Khi chị em không muốn có con ngoài ý muốn, biện pháp tốt nhất là ngừa thai. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc có thai ngoài ý muốn vẫn xảy ra hằng ngày và kết quả là người phụ nữ phải tìm đến biện… Phá thai bằng thuốc là phương pháp đình chỉ thai kỳ hiệu quả và an toàn thường được nhiều thai phụ lựa chọn thực hiện. Vậy phá thai bằng thuốc có nguy hiểm không? Chị em cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Phá thai bằng thuốc là gì?

Phá thai bằng thuốc là phương pháp phá thai khá phổ biến trong những năm gần đây và được áp dụng chủ yếu với các chị em có thai dưới 6 tuần tuổi. Phá thai bằng thuốc (hay còn gọi là phá thai nội khoa), là phương pháp sử dụng thuốc phá thai khẩn cấp để kết thúc quá trình thai nghén một cách tự nhiên mà không cần can thiệp dụng cụ y tế vào tử cung. Cơ chế của thuốc phá thai là làm ngưng sự phát triển của thai nhi trong tử cung và kích thích co bóp tử cung mạnh để đẩy túi thai ra ngoài.

Mặc dù được đánh giá là cách phá thai đơn giản và ít tổn thương, biến chứng hơn so với can thiệp ngoại khoa nhưng đây là việc làm rất hệ trọng. Vì thế, nếu không được tiến hành cẩn trọng dưới sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm thì sẽ gây ra rất nhiều hậu quả xấu với sức khỏe và khả năng sinh sản của bệnh nhân. Đặc biệt, những hậu quả đó có thể không ngay lập tức xuất hiện mà phải tới sau này mới có thể gây sức ép đối với cơ thể bệnh nhân.

Cơ chế hoạt động của thuốc phá thai

Chị em uống viên thuốc đầu tiên có tác dụng làm thai nhi ngừng tiến triển, giúp thai bong ra khỏi lòng tử cung nhanh hơn.
Sau khoảng 2 ngày chị em uống viên thuốc thứ 2. Lúc này, thành tử cung liên tục co bóp để tống thai nhi ra ngoài nên gây đau bụng.

Hầu hết phụ nữ mang thai sau khi uống misoprostol đều bị đau bụng khoảng 30 phút đến 4 giờ, kèm theo ra máu, đặc biệt khi thai bị tống ra ngoài, có thể xuất hiện cục máu đông.

Sau khi uống thuốc 10 ngày sẽ có kinh nguyệt như chu kỳ kinh nguyệt. Vì lý do sức khỏe, một số người khác cũng có thể bị chảy máu liên tục trong một tháng.

Điều kiện để thực hiện phá thai bằng thuốc

Phá thai bằng thuốc chỉ nên được thực hiện khi:

  • Thai kỳ từ 7 tuần trở xuống và kích thước thai nhi dưới 0,5mm (tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối cùng)
  • Thai được xác định là đã vào buồng tử cung
  • Sức khỏe thai phụ đảm bảo để thực hiện phương pháp
  • Được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, được Bộ Y tế cấp phép

Phá Thai Bằng Thuốc Có Nguy Hiểm Không? Hậu Quả Sau này

Chị em không sử dụng thuốc phá thai khi nào ?

Khi thai nhi lớn hơn 7 tuần trở lên (tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối cùng).

Phụ nữ có đặt vòng.

Có thai nghi ngờ ngoài tử cung.

Phụ nữ có rối loạn đông máu.

Phụ nữ mắc bệnh liên quan đến tim mạch; bệnh gan; thận hoặc phổi nặng; hoặc rối loạn co giật.

Đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc một số loại thuốc steroid.

Không thực hiện tại nhà nếu không có điều kiện y tế chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp hoặc không được tái khám.

Có dị ứng với thành phần của thuốc tránh thai.

Phá thai bằng thuốc có nguy hiểm không?

Trước khi tiến hành phá thai, thai phụ được bác sĩ thăm khám, xét nghiệm máu và siêu âm để xác định tuần tuổi thai bao nhiêu, thai nằm vị trí nào (trong hay ngoài tử cung). Nếu tự ý uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, nếu thai phụ không may mang thai ngoài tử cung, khối thai sẽ bị vỡ dẫn đến xuất huyết trong ổ bụng nguy hiểm đến tính mạng.

Thông thường phá thai bằng thuốc được chỉ định khi thai dưới 7 tuần vô kinh, tức là dưới 49 ngày. Thai nhi được siêu âm phải nằm trong bụng mẹ và người mẹ không được mắc bệnh tim, phổi, hen suyễn, dị ứng hoặc các rối loạn về máu khác. Việc tự ý phá thai tại nhà không thể xác định được tình trạng thực tế của chị em có đảm bảo an toàn hay không.

Vì vậy, nếu quyết định chấm dứt thai kỳ bằng thuốc, việc này cần được thực hiện dưới sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ sản khoa. Trong mọi trường hợp, không được dùng bất kỳ loại thuốc nào một cách tùy tiện để tránh các biến chứng hoặc hậu quả tiêu cực, không may ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.

Phá Thai Bằng Thuốc Có Nguy Hiểm Không? Hậu Quả Sau này

Những biến chứng có thể gây nguy hiểm khi chị em tự ý phá thai bằng thuốc tại nhà

Vô sinh

Vô sinh là một trong những biểu hiện của tai biến muốn sau phá thai bằng thuốc. Việc sử dụng thuốc phá thai nhiều lần không chỉ bào mòn tử cung, gây vô sinh còn làm tăng nguy cơ bị ung thư vú. Có người sau khi phá thai bằng thuốc còn bị nổi mề đay, mẩn ngứa hoặc khó thở, choáng, ra máu nhiều vào kỳ kinh tiếp theo. Thậm chí đã có người phải sống cuộc đời thực vật do phá thai bằng thuốc mà không có sự theo dõi của bác sĩ.

Dị tật thai nhi

Trong một số trường hợp sử dụng thuốc không thành công, thai nhi không được ra ngoài mà vẫn tiếp tục phát triển nhưng bị dị tật do tác động của thuốc phá thai gây ra.

Phá Thai Bằng Thuốc Có Nguy Hiểm Không? Hậu Quả Sau này

Rối loạn nội tiết

Thuốc phá thai sau khi sử dụng sẽ gây nên những tác động nhất định đến buồng trứng, ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng, hình thành triệu chứng rối loạn nội tiết trong một khoảng thời gian nhất định hoặc kéo dài. Biểu hiện cơ bản của vấn đề này là làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt với những thay đổi bất thường.

Nhiễm trùng

Trường hợp cơ thể băng huyết, mất máu dài ngày, sốt cao, có khả năng nhiễm trùng tử cung cao. Nếu không phát hiện để xử lý kịp thời, nhiễm trùng tử cung có thể sẽ đe doạ tính mạng, thậm chí gây tử vong. Thậm chí có người phải cắt bỏ tử cung hoặc làm ảnh hưởng tới tử cung nên trở thành vô sinh và mất kinh nguyệt.

Cơ thể thay đổi bất thường

Buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy sau sử dụng thuốc là triệu chứng phổ biến và tự thuyên giảm sau vài ngày. Để hạn chế các cơn đau bụng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau hoặc hướng dẫn bệnh nhân sử dụng biện pháp chườm nước nóng, khăn ấm.

Sau khi sử dụng Misoprostol có thể xuất hiện tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Nên sử dụng thuốc giảm đau liều thấp để làm thuyên giảm tình trạng trên, bên cạnh đó uống nhiều nước hoặc ăn bổ sung các loại hoa quả.

Phá Thai Bằng Thuốc Có Nguy Hiểm Không? Hậu Quả Sau này

Thai chết lưu

Thai chết lưu là hiện tượng thai bị chết nhưng vẫn nằm lại trong tử cung của thai phụ. Điều nguy hiểm đối với những thai phụ bị thai lưu là ối bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sảy hay chuyển dạ. Hơn nữa, khi thai lưu quá lâu trong tử cung, thai phụ có thể bị rối loạn đông máu gây băng huyết nặng, rất nguy hiểm cho tính mạng.

Sót thai và nhau thai

Do thai phụ gặp phải tình trạng nhau bám sâu vào thành tử cung, nhau thai bị đứt, không thể đẩy hết ra ngoài. Nếu biến chứng này không được xử lý kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng của thai phụ.

Hy vọng những thông tin bổ ích trên đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về về câu hỏi phá thai bằng thuốc có nguy hiểm không. Đình chỉ thai nghén, dù bằng phương pháp nào thì cũng bất đắc dĩ phải làm. Do vậy, khi chị em chưa sẵn sàng có con, chị em hãy dùng các biện pháp tình dục an toàn, vừa tránh có thai ngoài ý muốn vừa tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phương pháp tránh thai được khuyến cáo là: bao cao su, thuốc viên tránh thai loại phối hợp.

Mong rằng những thông tin cung cấp trên đã giúp chị em hiểu rõ những biến chứng của phương pháp phá thai bằng thuốc nếu không được áp dụng đúng cách. Khi có ý định chấm dứt thai kỳ, chị em nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, thực hiện và theo dõi chặt chẽ của chuyên gia y tế, không tự ý uống thuốc phá thai tại nhà gây nguy hiểm.

Trang bị thêm kiến thức để đón em bé chào đời khỏe mạnh: Tổng hợp những loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn và không nên ăn

]]>
Phá Thai Tại Nhà Có Nguy Hiểm Không, Chị Em Cần Lưu Ý? https://meoidungbocon.vn/pha-thai-tai-nha-co-nguy-hiem-khong/ Sat, 27 May 2023 04:09:19 +0000 https://meoidungbocon.vn/?p=3903 Khi biết mình có thai ngoài ý muốn, nhiều chị em đã tìm đến việc phá thai. Phá thai là phương thức đỉnh chỉ thai khi mang thai ngoài ý muốn hoặc ngoài dự kiến, thai nhi bị dị tật bẩm sinh, thai phụ không có điều kiện sinh nở,… Điều này dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai phụ.

Trên thực tế cũng có nhiều trường hợp vì bất đắc dĩ buộc phải chấm dứt thai kỳ . Nhiều chị em lựa chọn phương pháp phá thai tại nhà khi lỡ mang thai ngoài ý muốn. Do đó, nếu muốn bỏ thai chị em nên tìm hiểu kỹ các phương pháp phá thai an toàn để đảm bảo sức khỏe. Cùng tìm hiểu thêm về phá thai tại nhà qua bài viết sau đây nhé.

Phá thai là gì?

Phá thai là bỏ thai là kết thúc một thai kỳ bằng cách lấy thai hoặc phôi thai ra khỏi tử cung mẹ trước thời kỳ sinh nở. Sử dụng phương pháp phá thai an toàn nào còn tùy thuộc vào độ tuổi của thai nhi mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp.

Để không xảy ra biến chứng khi phá thai chị em nên đến các trung tâm y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe và thai nhi xem còn bao nhiêu tuần. Việc phá thai cần có sự thăm khám và giám sát cẩn thận của bác sĩ chuyên khoa để tránh những rủi ro không đáng có.

Phá thai tại nhà được thực hiện bằng cách chị em sẽ ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nước uống bằng các loại rau củ quả có tính gây sảy thai cao và khiến thai nhi ngừng phát triển.

Phá thai tại nhà có nguy hiểm không?

Hiện nay, khi có ý định phá thai, thay vì đến các bệnh viên, cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và được tư vấn các can thiệp phù hợp, nhiều người, đặc biệt là giới trẻ có tâm lý mua thuốc về uống phá thai tại nhà hoặc áp dụng các bài thuốc truyền miệng trong dân gian với mong muốn sổ thai ra ngoài. Tuy nhiên, việc làm này là rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng của người mẹ nếu có biến chứng xảy ra khi tự ý phá thai tại nhà.

Trường hợp thai phụ tự ý phá thai tại nhà sẽ gây nên những hiểm họa khôn lường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như vô sinh thậm chí dẫn đến tử vong.

Sót nhau, sót thai

Khi thai phụ tự ý phá thai mà không có sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ rất dễ bị sót nhau, sót thai. Nguyên nhân là do thai phụ gặp phải tình trạng nhau thai bám vào thành tử cung, trong khi lấy ra nhau thai bị đứt hoặc không lấy ra hết. Nếu phá thai tại nhà không được xử lý kịp thời biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ.

Phá Thai Tại Nhà Có Nguy Hiểm Không, Chị Em Cần Lưu Ý?

Thai chết lưu

Thai chết lưu là hiện tượng thai bị chết nhưng vẫn nằm lại trong tử cung của thai phụ chưa được đẩy ra ngoài. Đây cũng là hiện tượng dễ xảy ra khi chị em tự ý phá thai tại nhà. Khi thai chết lưu quá lâu trong tử cung, thai phụ có thể bị rối loạn đông máu gây băng huyết nặng, không cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm cho tính mạng.

Băng huyết

Băng huyết là hiện tượng thường gặp của chị em sau khi tự ý phá thai tại nhà. Tình trạng băng huyết nếu như không được kịp thời xử lý thì chị em sẽ bị mất rất nhiều máu khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi và suy nhược. Điều này ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe, tình trạng mất máu quá nhiều thậm chí còn đe dọa đến tính mạng.

Phá Thai Tại Nhà Có Nguy Hiểm Không, Chị Em Cần Lưu Ý?

Vô sinh

Một trong những tác hại nghiêm trọng của việc tự ý phá thai tại nhà là tình trạng vô sinh. Bởi bộ phận sinh dục nữ giới bản chất đã rất nhạy cảm, phá thai không an toàn sẽ dẫn tới các viêm nhiễm và tổn thương tại khu vực này. Sự tổn thương sâu gây dính buồng tử cung, thủng tử cung, tắc vòi trứng… tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả vô sinh.

Nhiễm trùng

Phá thai tại nhà không an toàn, không được sát trùng, không áp dụng đúng phương pháp phá thai an toàn sẽ làm cho cổ tử cung bị rách, chảy nhiều máu dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng.

Dính buồng tử cung

Lớp gốc ở màng trong tử cung bị tổn thương do nạo hút quá mạnh, mặt màng dính vào nhau khiến trứng đã thụ thai khó bám vào, tinh trùng khó hoạt động, dẫn đến không thụ thai được hoặc dễ sảy thai.

Phá Thai Tại Nhà Có Nguy Hiểm Không, Chị Em Cần Lưu Ý?

Viêm nhiễm vùng chậu

Viêm nhiễm vùng chậu chính là sự lây lan nhiễm trùng các vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Escherichia coli, các vi khuẩn yếm khí, tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các triệu chứng xảy ra cho người mắc bệnh này là đau lưng, đau bụng, tăng mùi hôi của tiết dịch âm đạo. Nếu không điều trị triệt để sẽ rất dễ tái phát và gây vô sinh.

Những lưu ý sau khi chị em phá thai tại nhà

Sau khi phá thai chị em tuyệt đối không nên vận động hay làm việc nặng quá sớm. Quá trình vận động nhiều sẽ khiến cho cơ thể tiêu hao năng lượng cũng như tạo áp lực dồn xuống cơ thể làm tăng nguy cơ mắc phải một số hiện tượng như: sa dạ con, sa tử cung, huyết khối tĩnh mạch sau. Để hạn chế những biến chứng không đáng có thì việc cần làm lúc này đó là hạn chế vận động cơ thể, đặc biệt là vận động mạnh cũng như là không nên làm việc nặng.

Phá Thai Tại Nhà Có Nguy Hiểm Không, Chị Em Cần Lưu Ý?

Sau khi phá thai tại nhà xong thì tử cung vẫn còn yếu nên rất dễ bị tổn thương. Trong khoảng thời gian này nếu như nữ giới có quan hệ tình dục thì khả năng viêm nhiễm tử cung, âm đạo là rất cao. Sau phá thai nếu như cố tình quan hệ tình dục thậm chí có thể gây xuất huyết khiến cho sức khỏe sau phá thai hồi phục lâu hơn. Vì vậy, chị em tuyệt đối không nên chủ quan với vấn đề này.

Khi vừa mới tiến hành phá thai xong thì cơ quan sinh dục nữ giới đang có độ mở nhất định nên vô cùng nhạy cảm. Vì vậy, nếu như chị em đi bơi trong khoảng thời gian này thì các loại hóa chất và vi khuẩn có trong bể bơi sẽ nhanh chóng xâm nhập vào âm đạo và gây bệnh. Vì vậy, chị em sau khi phá thai tốt nhất là nên kiêng không nên đi bơi.

Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những vấn đề mà chị em cần chú ý bởi sau khi phá thai cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để giúp sức khỏe mau hồi phục. Một số loại thực phẩm giàu hàm lượng canxi như cải xoăn, cá mòi, hạnh nhân, bông cải xanh, kiwi, nấm… sẽ giúp cải thiện tình trạng uể oải. Ngoài ra, chị em cũng nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe sau khi hút thai như ngũ cốc, gạo lức, rau cải ngọt, đậu lăng, các loại thức ăn dễ tiêu hóa…

Không dùng các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, thực phẩm có tính hàn như tôm, cua, ốc, ngao, các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước có ga.

Phá Thai Tại Nhà Có Nguy Hiểm Không, Chị Em Cần Lưu Ý?

Chị em nên vệ sinh vùng kín hàng ngày, giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ. Phải thay băng vệ sinh thường xuyên tránh ẩm ướt gây nhiễm trùng. Hoạt động tắm rửa vẫn nên thực hiện bình thường, nhưng ưu tiên tắm bằng nước ấm để cơ thể được khỏe mạnh hơn.

Chị em theo dõi nhiệt độ cơ thể hàng ngày trong 1 tuần sau khi phá thai tại nhà. Nếu sốt cao thì chị em có thể bị nhiễm trùng. Khi đó, chị em cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra. Nếu không sốt nhưng cơn đau bụng không thuyên giảm hoặc nặng hơn chị em cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Xem thêm những tiêu chí lựa chọn phòng khám phá thai an toàn tại đây

Phá thai luôn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khó lường đối với sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là khi tự ý phá thai tại nhà. Đây là việc làm mà không người mẹ nào mong muốn. Sau khi phá thai tại nhà, thời gian đầu chị em có thể gặp những bất ổn về tâm lý, tình cảm. Đó là một quá trình bình thường, chị em sẽ dần hồi phục theo thời gian nếu nó không quá tệ.

Chị em cũng nên tuân thủ các nguyên tắc nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân để bệnh nhanh chóng hồi phục. Vì thế hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định và lựa chọn cơ sở uy tín để đình chỉ thai nhằm đảm bảo an toàn cũng như không gây ra biến chứng nghiêm trọng.

 

]]>
Nhận Biết Dấu Hiệu Mang Thai 2 Tuần Chuẩn Xác https://meoidungbocon.vn/nhan-biet-dau-hieu-mang-thai-2-tuan-chuan-xac/ Fri, 26 May 2023 09:44:25 +0000 https://meoidungbocon.vn/?p=3894 Những dấu hiệu mang thai 2 tuần, dấu hiệu có thai sớm, dấu hiệu có thai (có bầu) bao gồm chậm kinh, đau tức ngực, đi tiểu nhiều, buồn nôn,… tuy nhiên mỗi thai kỳ sẽ có những điểm khác nhau và không dễ đoán được những thay đổi sau khi quan hệ 2 tuần thụ thai. Thậm chí có một số biểu hiện có thai 2 tuần đầu hoặc dấu hiệu có thai 2 tuần đầu còn bị nhầm lẫn với hiện tượng hành kinh.

Chị em có thể dùng que thử thai hoặc siêu âm, còn nếu không, chị em có thể dựa vào những cách xác định có thai đã được khoa học chứng minh ở trên để chủ động trong việc lên kế hoạch dưỡng thai cho mình. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những dấu hiệu mang thai 2 tuần chính xác nhất trong bài viết dưới đây nhé.

Những dấu hiệu mang thai 2 tuần giúp nhận biết chị em

Ngực căng và nhạy cảm

Chị em cảm thấy ngứa ran hoặc ngứa xung quanh ngực, đặc biệt là núm vú. Điều này là dấu hiệu mang thai 2 tuần do sự gia tăng hormone thai kỳ hCG, làm tăng lưu lượng máu đến ngực, gây ngứa.

Chị em cũng có thể cảm thấy căng tức và nhạy cảm ở ngực trong khoảng 1 tuần sau khi thụ thai. Áo ngực có thể cọ sát vào ngực của chị em nhiều hơn bình thường, khiến chúng không thoải mái. Cơn đau này diễn ra thường xuyên hơn khi thai của bạn chạm ngưỡng 3-4 tuần.

Nhận Biết Dấu Hiệu Mang Thai 2 Tuần Chuẩn Xác

Âm đạo đổi màu

Một trong những dấu hiệu mang thai 2 tuần là sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo. Âm hộ và âm đạo thường có màu hồng nhưng có thể chuyển sang màu đỏ sẫm hoặc tím khi mang thai.

Nguyên nhân của sự thay đổi này được xác định là do lượng máu cung cấp cho các mô xung quanh âm đạo tăng lên, thường được gọi là dấu hiệu Chadwick. Nếu thai phụ cho rằng mình có thể mang thai, có thể dùng một chiếc gương nhỏ để kiểm tra màu sắc của “cô bé”.

Tiết dịch âm đạo

Thông thường trong đầu thai kỳ dấu hiệu mang thai 2 tuần này là dấu hiệu khó nhận biết hơn vì phụ nữ cũng có dịch tiết âm đạo trong những ngày trước khi phôi hình thành, nhiều hay ít tùy thuộc vào mỗi người.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, lượng huyết trắng sẽ ít, sau đó tăng dần trong suốt thai kỳ, đây không phải là triệu chứng có hại. Chị em không nên cố gắng rửa nhiều lần vì có thể gây kích ứng âm đạo, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên và nghiêm trọng nhất là có thể bị nấm. Tuy nhiên chị em nên để ý nếu dịch tiết âm đạo có mùi nồng hoặc màu lạ, chị em cần đi khám ngay.

Máu báo thai

Máu báo thai là dấu hiệu mang thai 2 tuần thường gặp. Máu báo thai xảy ra sau 6-12 lần thụ thai do trứng bám vào tử cung hoặc do thay đổi nội tiết tố. Lượng máu báo thai thường khá ít – 1-2 giọt, ở dạng lỏng, có màu hồng nhạt hoặc nâu sẫm, không vón cục, không nhầy.

Buồn nôn

Vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ, chị em có thể cảm thấy buồn nôn bất cứ lúc nào trong ngày. Ốm nghén cũng xuất hiện tương tự với một trong những triệu chứng của thai kỳ. Vì vậy, nếu chị em nhận thấy bất kỳ dấu hiệu buồn nôn hoặc ốm nghén bất thường nào, chị em nên xem xét khả năng mình có thể đã mang thai.

Nhận Biết Dấu Hiệu Mang Thai 2 Tuần Chuẩn Xác

Nhạy cảm với mùi

Trong hai tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn với các mùi, đây là giai đoạn bắt đầu ốm nghén cũng là dấu hiệu mang thai 2 tuần. Ngoài ra, trong miệng sẽ có mùi vị lạ rất khó phân biệt. Nhiều phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm với tất cả các loại mùi, đặc biệt là thức ăn hoặc mùi hương mà mình từng yêu thích.

Triệu chứng này là do nồng độ estrogen tăng cao trong quá trình hình thành phôi thai và kéo dài đến tháng thứ 3 của thai kỳ.

Trễ kinh

Khi trễ kinh trên 10 ngày, đây thường là dấu hiệu mang thai 2 tuần rất phổ biến ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, ở những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc ít, phụ nữ không nhớ ngày của chu kỳ kinh nguyệt hoặc phụ nữ đang cho con bú, có thể bị mất kinh trong những trường hợp này.

Đi tiểu nhiều lần

Sau khi tinh trùng gặp trứng và thụ thai thành công trong 2-3 tuần đầu tiên, chị em sẽ có dấu hiệu đi tiểu nhiều hơn và đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày. Đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai 2 tuần mà các mẹ thường phải đối mặt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thận phải làm việc thường xuyên hơn do lượng máu được bơm đến thận để lọc nhiều hơn. Ngoài những nguyên nhân trên, cũng có thể do khi mang thai, tử cung và bàng quang bị chèn ép khiến chị em phải đi tiểu thường xuyên hơn.

Mệt mỏi

Khi chị em nhận thấy các dấu hiệu thụ thai thành công, nồng độ progesterone trong cơ thể chị em bắt đầu tăng lên nhanh chóng và tiếp tục tăng trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên. Progesterone là hormone duy trì nội tiết tố của thai kỳ, ngăn chặn sự co bóp tử cung và ngăn chặn các phản ứng miễn dịch sớm. Tuy nhiên, sự gia tăng đột ngột của progesterone trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến chị em cảm thấy mệt mỏi và đôi khi kiệt sức.

Nhận Biết Dấu Hiệu Mang Thai 2 Tuần Chuẩn Xác

Cổ tử cung ẩm ướt

Chất nhầy cổ tử cung, còn được gọi là dịch tiết, sẽ dày lên trong quá trình rụng trứng để tinh trùng tiếp cận trứng dễ dàng hơn. Nếu trứng không gặp tinh trùng, chất nhầy cổ tử cung sẽ khô trong vòng 24 giờ sau khi rụng trứng.

Tuy nhiên, sau khi thụ thai, chất nhầy cổ tử cung sẽ tiếp tục tiết ra trong vài ngày, để lại cảm giác ẩm ướt ở khu vực này. Đây là một trong những dấu hiệu mang thai 2 tuần.

Chuột rút

Chuột rút cũng là một trong những dấu hiệu mang thai 2 tuần mà nhiều mẹ ít để ý. Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, tử cung của chị em đã tiếp tục dài ra để chuẩn bị cho sự ra đời của bé trong suốt 9 tháng. Lúc này, trọng lượng của tử cung gây áp lực lên các mạch máu ở chi dưới, gây co thắt. Cách dễ dàng để giảm thiểu triệu chứng mang thai này là xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng và bổ sung thực phẩm giàu canxi.

Các phương pháp kiểm tra chị em có dâu hiệu mang thai 2 tuần hay không?

Sử dụng que thử thai để kiểm tra

Que thử thai là phương pháp được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Nguyên tắc là kiểm tra nồng độ hormone hCG trong nước tiểu của người khám (hCG là hormone được tiết ra khi trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để hình thành bào thai). Phương pháp này rất phổ biến và mang lại độ chính xác khá cao.

Nhận Biết Dấu Hiệu Mang Thai 2 Tuần Chuẩn Xác

Xét nghiệm máu

Ngoài cách sử dụng que thử thai, chị em có thể lựa chọn phương pháp xét nghiệm máu. Sau khi lấy mẫu, bác sĩ sẽ đo lượng beta-hCG. Tùy thuộc vào mức độ beta-hCG, thai kỳ có thể được hoàn thành hoặc không. Kết quả xét nghiệm hoàn toàn tin cậy, thời gian chờ xét nghiệm khoảng 1,5 giờ.

Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện xét nghiệm là sau khi giao hợp từ 1-2 tuần. Nồng độ beta-hCG trong máu mẹ đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ.

Phương pháp này không chỉ phát hiện chính xác tình trạng mang thai ở giai đoạn sớm mà còn có thể phát hiện những bất thường ở tử cung hoặc vòi trứng. Dựa trên kết quả phân tích mẫu máu còn phát hiện nguy cơ sảy thai tự nhiên, lây truyền từ mẹ sang con…

Nhận Biết Dấu Hiệu Mang Thai 2 Tuần Chuẩn Xác

Khi mang thai cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều sự thay đổi, ở giai đoạn đầu chị em thường có những dâu hiệu mang thai 2 tuần tuổi tiêu biểu đã liệt kê bên trên. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện ít nhiều, nặng nhẹ tùy vào thể trạng từng người. Một số phụ nữ có thể có hầu hết các dấu hiệu mang thai 2 tuần kể trên, trong khi số khác thì chỉ có một hay vài dấu hiệu mang thai 2 tuần.

Do đó muốn biết chính xác mình có mang thai hay không thì ngoài những dấu hiệu mang thai 2 tuần tuổi cũng cần dùng đến những phương pháp kiểm tra. Ngoài que thử thai thì xét nghiệm máu đang được lựa chọn nhiều bởi tính chính xác và những lợi ích đi kèm. Hãy giữ tinh thần thoải mái và chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của mình, vì đây cũng là cách tốt nhất giúp chị em dễ thụ thai hơn đấy!

]]>
Những Lưu Ý Và Chế Độ Dinh Dưỡng Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ https://meoidungbocon.vn/luu-y-va-che-do-dinh-duong-3-thang-dau-thai-ky/ Mon, 15 May 2023 08:57:13 +0000 https://meoidungbocon.vn/?p=3876 Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý tới dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ bởi đây là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Mang thai là một nghĩa cử vô cùng thiêng liêng của mỗi người mẹ. Ngoài niềm hạnh phúc khi sẽ được đón chào đứa con của mình thì mẹ bầu cũng rất băn khoăn về khoản ăn uống làm sao cho đủ chất và tốt cho thai nhi.

Vì chế độ dinh dưỡng mang tính quyết định tới cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu tham khảo bài viết này để có một chế độ dinh dưỡng giúp cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh phát triển nhé.

Tầm quan trọng trong đảm bảo chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ của mẹ

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, hệ thống thần kinh của trẻ sẽ bắt đầu phát triển khi sang đến tuần thứ 4 của thai kỳ.

Song song với quá trình phát triển của tim, hệ tuần hoàn cũng như các cơ quan nội tạng khác, sang đến tuần thứ 6 thì não và tuỷ sống sẽ hình thành. Và tới tuần thứ 12, về cơ bản các bộ phận như tay, chân, miệng, mắt, mũi,… cấu thành nên cơ thể của thai nhi sẽ được hoàn thiện.

Thai nhi rất cần được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất như axit folic, sắt, canxi, vitamin D,… để được phát triển toàn diện. Nếu mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết thì thai nhi rất dễ bị dị tật, suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ cao bị sảy thai. Do đó, chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ của mẹ rất quan trọng trong việc đảm bảo mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Các chất dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ

Thực phẩm chứa axit folic

Axit folic, còn được gọi là vitamin B9, là vi chất không thể thiếu trong quá trình phát triển của thai nhi, giúp thai nhi tổng hợp AND trong 3 tháng đầu và còn giúp ngăn ngừa khiếm khuyết ống thần kinh cũng như dị tật tim, sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ…

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung lượng axit folic khoảng 400-600mcg/ngày. Tốt nhất là bổ sung axit folic ngay từ khi có dự định mang thai. Nguồn bổ sung axit folic mà mẹ bầu nên chú ý để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày là gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau màu xanh thẫm (cải xanh, súp lơ xanh,…), đậu nành, cà chua, cam…

Đồng thời mẹ có thể bổ sung axit folic qua viên uống theo đơn thuốc của bác sĩ.

Những Lưu Ý Và Chế Độ Dinh Dưỡng Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ

Thực phẩm cung cấp sắt

Sắt giữ nhiệm vụ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng, đồng thời giúp phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra, chất này còn góp phần cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu nên nếu thiếu sắt, mẹ bầu sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, da xanh xao, kéo dài có thể làm tăng nguy cơ sinh non, bé sinh thiếu cân.

Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình đặc biệt là vào giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, các loại thịt đỏ, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc… Lượng sắt mẹ bầu cần bổ sung trong thời gian này là khoảng 45-90mg/ ngày. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể sử dụng thêm viên uống cung cấp sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Thực phẩm giàu Canxi

Mẹ bầu cần bổ sung 800 – 1000mg canxi trong 3 tháng đầu thai kỳ và tăng dần vào các quý tiếp theo. Những thực phẩm giàu canxi như cua đồng, tôm,cá, rau xanh, đậu đỗ, các loại sữa tươi như sữa bò, sữa dê, sữa bột… Chỉ khi được bổ sung đủ canxi, bé cưng trong bụng mẹ mới có thể hình thành và xây dựng hệ xương, răng vững chắc.

Canxi còn giúp hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ và giúp mẹ tránh bị loãng xương sau sinh. Thiếu canxi, mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức xương và thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, tăng nguy cơ mắc dị tật về xương, còi xương bẩm sinh, thấp, lùn…

Xem thêm cách bổ sung canxi cho mẹ bầu tại đây

Thực phẩm giàu protein và vitamin cùng khoáng chất

Protein (chất đạm) cần thiết để củng cố và tạo các mô mới, tạo ra kháng thể cho hệ miễn dịch, giúp mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ khỏe mạnh. Protein rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển nhanh của mô bào thai. Không chỉ vậy, protein còn giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong 3 tháng đầu thai kỳ, tăng cường sản sinh máu, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu protein như cá, đậu, trứng, thịt gà, sữa, thịt bò nạc và heo,… trong cả 3 bữa ăn. Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ này, thai phụ cần khoảng 85 – 90g protein/ngày, cao hơn bình thường 10-15g/ngày

Từ khi còn là phôi thai, bé đã cần phát triển hệ xương, do đó, mẹ bầu cần tăng cường vitamin D từ thực phẩm hoặc ánh nắng mặt trời. Sưởi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tối ưu. Lưu ý bà bầu hoàn toàn có thể tắm nắng sớm để hấp thu vitamin D nhằm góp phần phát triển hệ xương cho thai nhi, hỗ trợ hấp thu canxi tốt hơn.

Vitamin C là chất chống oxy hóa hữu hiệu, giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ sự phát triển xương sụn, cơ khớp, mạch máu cho bào thai 3 tháng đầu thai kỳ, tạo bánh nhau vững chắc, tăng cường sức đề kháng. Bà bầu có thể ăn các loại rau xanh, trái cây như bưởi, cam, quýt… giàu vitamin C.

Mẹ bầu cần được cung cấp đủ 600mcg vitamin A/ngày. Các loại thực phẩm giàu vitamin A gồm thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, rau màu xanh thẫm, củ quả màu vàng, đỏ. Vitamin C giúp hỗ trợ phát triển.

Những Lưu Ý Và Chế Độ Dinh Dưỡng Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Chia 3 bữa chính thành 6 bữa nhỏ trong ngày

Khi mang thai cơ thể mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng buồn nôn, chán ăn, khó tiêu. Khi bé phát triển trong bụng cũng dẫn tới sự chèn ép lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa của người mẹ. Mẹ bầu sẽ khó có thể ăn nhiều trong một hai bữa chính.

Chính vì vậy, trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ (khoảng 5-6 bữa) thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Mẹ bầu có thể ăn bất cứ khi nào mà bạn cảm thấy đói. Tuy nhiên cần lựa chọn thực phẩm phù hợp và đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.

Kiểm soát cân nặng theo từng tháng thai kỳ

Mặc dù nên ăn nhiều, không nên ăn kiêng nhưng mẹ bầu vẫn cần kiểm soát chặt chẽ cân nặng của mình. Không sử dụng thực phẩm quá nhiều calo dẫn tới tăng cân nặng trong khi cơ thể vẫn không đủ dinh dưỡng.

Cấm tuyệt đối các thực phẩm có hại

Các loại thực phẩm có hại cho thai nhi như đồ uống chứa caffeine, hoặc các loại bia rượu có nguy cơ gây dị tật cho thai nhi, ảnh hưởng tới cảm xúc của trẻ và khả năng học tập, tập trung. Cá rất tốt cho sức khỏe nhưng với phụ nữ mang thai, các loại cá có chứa thủy ngân hoặc nguyên tố kim loại không được đưa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Do các chất này ảnh hưởng không tốt đến trí nào của thai nhi.

Những Lưu Ý Và Chế Độ Dinh Dưỡng Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ

Không ăn kiêng trong thời kỳ mang thai

Nhiều thai phụ lo ngại bị tăng cân nhanh, nhiều khi mang thai nên cố gắng kiềm chế ăn uống, áp dụng chế độ ăn kiêng với mong muốn giữ cân nặng ổn định. Tuy nhiên, việc làm này rất sai lầm. Vì khi ăn kiêng, lượng chất sắt, axit folic và nhiều loại vitamin, khoáng chất sẽ bị giảm xuống. Trong khi đó, đây lại những loại dinh dưỡng cần cho thai kỳ và đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ.

Ăn kiêng không hề tốt khi mang thai. Mẹ bầu có thể giữ được cân nặng mong muốn, nhưng sức khỏe của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.

Bổ sung vitamin và khoáng chất trước khi sinh

Không nên cung cấp quá nhiều chỉ một vài loại vitamin, khoáng chất. Mẹ bầu cũng cần phải kiểm tra sức khỏe, tình trạng thể chất cẩn thận trước khi đưa ra chế độ dinh dưỡng bổ sung vitamin, khoáng chất một cách hợp lý, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Một số mẹ bầu chỉ cần bổ sung vitamin tự nhiên, nhưng một số khác cần sử dụng dưỡng chất từ các loại thuốc. Các bà bầu có bệnh lý, cần phải tư vấn bác sĩ trước để có phương án tăng cường vitamin, dưỡng chất hợp lý.

Lựa chọn các thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa, ăn tinh bột kết hợp protein từ thịt, kết hợp uống sữa ít béo, ít đường vào các buổi sáng tối, hoặc các chế phẩm từ sữa

Uống nước giữa các bữa ăn để tiêu hóa tốt hơn, không nên uống nước trong bữa ăn

Tránh thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo để hạn chế tình trạng nghén

Tuyệt đối không ăn các thực phẩm chưa nấu chín, tái, trứng sống…

Những Lưu Ý Và Chế Độ Dinh Dưỡng Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ

Các loại hải sản, đồ chưa được nấu chín như gỏi, đồ tái, pate, sữa chua chưa tiệt trùng… đều nên tránh trong giai đoạn thai kỳ vì có thể chứa vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

Ăn nhẹ các bữa giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường như bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây sấy khô ít đường

Giảm các loại đồ ăn vặt nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn

Uống ít nhất 8 cốc nước (khoảng 2 lít) mỗi ngày, hoặc bổ sung thêm từ trái cây tươi, canh, súp trong các bữa ăn

Những Lưu Ý Và Chế Độ Dinh Dưỡng Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ

Hy vọng bài viết trên giúp mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng hợp lý trong 3 tháng đầu thai kỳ giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh, suôn sẻ. Bao gồm sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ có thể có những biểu hiện bất thường trong tâm lý và cả thể chất, do sự thay đổi nội tiết tố bên trong. Vì vậy, dù có cảm thấy “tâm trạng thất thường”, mẹ cũng cần chú ý đến thực phẩm mình dung nạp hàng ngày, cần tránh ăn các thực phẩm có nguy cơ tăng co thắt tử cung, gây sảy thai sớm, nguy hại đến sức khỏe bé yêu trong bụng, mẹ nhé!

Đối với các loại thực phẩm mà mẹ chưa biết rõ về lợi ích cũng như dược tính khoa học, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

Bên cạnh chú ý tới thực đơn dinh dưỡng hàng ngày trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cũng cần lựa chọn cơ sở uy tín để đảm bảo tốt nhất cho việc mang thai, kịp thời xử lý những rủi ro phát sinh trong suốt thai kỳ. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và đáng nhớ!

]]>
Tiểu Đường Thai Kỳ Ở 3 Tháng Đầu Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục https://meoidungbocon.vn/tieu-duong-thai-ky-o-3-thang-dau/ Mon, 15 May 2023 06:18:59 +0000 https://meoidungbocon.vn/?p=3871 Bệnh tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh tiềm tàng những nguy hiểm và nó có thể dẫn đến một số biến chứng thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu không có chế độ chăm sóc và kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra những biến chứng không mong muốn, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Vậy nguyên nhân tiểu đường thai kỳ là gì? Mẹ bầu cần làm gì để khắc phục khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở 3 tháng đầu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các mẹ bầu về loại bệnh này cũng như các cách khắc phục.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tình trạng lượng đường trong máu cao ở một số phụ nữ trong thời gian mang bầu. Bệnh thường phát triển từ tuần thai thứ 24 – 28.

Có hai loại tiểu đường thai kỳ, bao gồm: tiểu đường thai kỳ type 1 và tiểu đường thai kỳ type 2. Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ type 1 có thể kiểm soát bệnh thông qua chế độ ăn uống và luyện tập thể dục. Thai phụ mắc tiểu đường type 2 cần dùng insulin hoặc các loại thuốc khác để điều trị bệnh.

Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, không đồng nghĩa với mẹ đã mắc bệnh từ trước lúc mang thai hoặc sau khi sinh con. Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2 trong tương lai.

Bên cạnh đó, nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường ở trẻ, đồng thời gây ra những biến chứng sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.

Tiểu Đường Thai Kỳ Ở 3 Tháng Đầu Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

Carbohydrate có trong thức ăn khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành glucose. Khi mẹ ăn, tuyến tụy sẽ thực hiện giải phóng insulin, một loại hormone giúp di chuyển một loại đường có tên là glucose từ máu đến các tế bào trong cơ thể, đồng thời sử dụng nó để tạo năng lượng.

Khi mang thai, nhau thai của mẹ tạo ra các hooc môn khiến glucose tích tụ trong máu. Thông thường, tuyến tụy có thể sản xuất đủ insulin để xử lý tình trạng này, tuy nhiên khi cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin cần thiết hoặc ngừng sử dụng insulin như bình thường thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao và đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Nhu cầu năng lượng trong thời kỳ bầu bí tăng cao hơn chính vì vậy nhu cầu về lượng đường cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên không phải lúc nào cơ thể bạn cũng sản xuất đủ lượng insulin phù hợp với nhu cầu tăng lượng đường trong thời kỳ mang thai.

Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, để giúp thai nhi phát triển, nhau thai sẽ tạo ra nội tiết tố. Những nội tiết tố này có thể gây tác động tiêu cực đến insulin, gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố khiến mẹ bầu có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, có thể là:

  • Thai phụ bị thừa cân – béo phì trước khi mang thai
  • Tăng cân rất nhanh trong thai kỳ
  • Trong gia đình có người thân (cha mẹ, anh chị em) mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Có lượng đường trong máu cao, nhưng chưa đủ để được chẩn đoán đái tháo đường. Hiện tượng này được gọi là tiền tiểu đường
  • Có tiền sử mắc bệnh ở lần mang thai trước
  • Tuổi mang thai trên 35
  • Từng sinh một hoặc nhiều bé nặng hơn 4kg
  • Từng bị thai lưu, sinh non, sinh con bị dị tật bẩm sinh
  • Đã từng bị tiểu đường ở lần mang thai trước
  • Đã hoặc đang bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Tiểu Đường Thai Kỳ Ở 3 Tháng Đầu Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Cách hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Có đến 70 – 85% trường hợp tiểu đường thai kỳ có thể cân bằng lại mức đường huyết nhờ điều chỉnh chế độ ăn uống mà không cần can thiệp bằng thuốc. Chế độ ăn này phải đáp ứng được hai yêu cầu: duy trì lượng đường trong máu ở giới hạn an toàn, nhưng vẫn cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, mẹ nên duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức trong thai kỳ bằng cách dung nạp lượng calo vừa đủ, từ 2.200 – 2.500/ngày nếu có cân nặng trung bình. Nếu mẹ thừa cân, con số này sẽ giảm xuống khoảng 1.800 calo/ngày. Để được như vậy, các mẹ cần lưu ý về lượng carbohydrate và chất dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể hàng ngày:

  • Các thực phẩm tinh bột: thay vì cơm trắng thì nên thay bằng gạo lứt, nên ăn ngũ cốc nguyên hạt thay cho loại tinh chế. Khi ăn trái cây thì ưu tiên quả ít đường, chia thành nhiều bữa và không nên xay sinh tố hoặc ép uống mỗi nước
  • Tránh ăn đồ ngọt: kem, bánh kẹo, mứt thạch, bánh rán, đồ uống có gas, nước sốt ngọt,…
  • Có thể chia bữa ăn thành các bữa phụ trong ngày, tăng cường ăn rau xanh như rau cải, xà lách, súp lơ, nấm, cà rốt,…
  • Bổ sung thêm acid folic khoảng 5mg/ngày. Nên bắt đầu bổ sung từ 3 tháng trước khi ngưng áp dụng các biện pháp tránh thai. Từ tuần thai thứ 12 nên giảm còn 0,4 – 1mg/ngày và duy trì đến khi trẻ cai sữa mẹ

Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng và bác sĩ nội tiết:

  • Không nên tăng cân quá nhiều trong thời gian ngắn
  • BMI trước mang thai dưới 18,5kg/m2: nên tăng từ 12,5 – 18kg
  • BMI trước mang thai từ 18,5 – 24,9kg/m2: nên tăng từ 11,5 – 16kg
  • BMI trước mang thai từ 25 – 29,9kg/m2: nên tăng từ 7 – 11,5kg
  • BMI trước sinh > 30kg/m2: nên tăng từ 5 – 9kg

Tiểu Đường Thai Kỳ Ở 3 Tháng Đầu Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Kiểm soát đường huyết

Khi bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ mẹ bầu này cần phải được kiểm soát đường huyết một cách tích cực và an toàn trong khoảng hẹp, để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.

Đường huyết lúc đói của mẹ phải < 5,8 mmol/l, đường huyết 1 giờ sau ăn của mẹ < 7,8 mmol/l và 2 giờ sau ăn của mẹ bầu phải < 7,2 mmol/l. Không nên để mức đường huyết lúc đói của mẹ bị bầu bị thấp hơn 3,4 mmol/l.

Tập thể dục nhiều hơn

Nếu sức khỏe của bạn và em bé đều ổn, bác sĩ có thể đề nghị bạn tập thể dục nhiều hơn. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn sản xuất và sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Nếu chăm chỉ vận động điều độ, nhẹ nhàng trong giai đoạn thai kỳ sẽ giúp các mẹ bầu tiêu hao nhiều glucose mà tuyến tụy không phải “cật lực” sản xuất ra nhiều insulin. Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng kháng insulin mà rất nhiều mẹ bầu đang gặp phải.

Mẹ bầu nên tập thể dục càng sớm càng tốt. Đặt mục tiêu luyện tập thể dục trong khoảng 30 phút mỗi ngày. Chạy, đi bộ, bơi lội và đi xe đạp đều là những lựa chọn tốt, tất nhiên bạn cần thực hiện một cách nhẹ nhàng.

Thông thường glucose sẽ dễ tăng cao sau ăn nên mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ nên vận động nhẹ nhàng từ 15 – 20 phút sau khi ăn 1 giờ (nếu không có chống chỉ định).

Tiểu Đường Thai Kỳ Ở 3 Tháng Đầu Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Lập biểu đồ sự phát triển của thai nhi

Để giảm thiểu tối đa biến chứng cho mẹ và bé do tình trạng đái tháo đường thai kỳ gây ra, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao kích thước của em bé trong những tuần thai cuối. Nếu thai nhi phát triển quá lớn, bạn có thể được đề nghị chấm dứt thai kỳ sớm hơn so với ngày dự sinh (với điều kiện thai phải đủ 37 tuần trở lên).

Sau khi mẹ vượt cạn an toàn, bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo lượng đường trong máu của bạn đã trở lại bình thường. Tiếp đó, mẹ cần kiểm tra lại đường huyết sau 4-12 tuần sau khi sinh và định kỳ mỗi năm.

Sử dụng thuốc

Khi đã áp dụng các cách trên mà đường huyết vẫn giữ ở mức cao thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho mẹ bầu dùng thuốc.

Bên cạnh đó, mẹ cần tự theo dõi chỉ số đường huyết từ 4 – 6 lần/ngày vào lúc trước, sau ăn và cả trước khi ngủ để điều chỉnh chế độ ăn, luyện tập sao cho hợp lý và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Sau khi sinh từ 6 – 12 tuần, sản phụ cần thực hiện xét nghiệm tiểu đường và sau đó là làm xét nghiệm định kỳ từ 1 – 3 năm.

Phần lớn mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ đều sẽ hết tình trạng này sau sinh. Lúc này chị em cần duy trì việc tập luyện thể dục và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh để phòng ngừa nguy cơ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2.

Đái tháo đường thai kỳ sau khi sinh có tự khỏi không?

Hầu hết lượng đường trong máu của chị em sẽ giảm xuống sau khi sinh con và lượng hormone trở lại bình thường. Tuy nhiên, khoảng 50% mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường trong thời gian mang thai sẽ phát triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai. Chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý có thể giúp giảm thiểu nguy cơ này. Bác sĩ có thể đề nghị mẹ xét nghiệm đường huyết từ 4 – 12 tuần sau khi sinh để theo dõi khả năng phát triển bệnh đái tháo đường.

Trên đây là những chia sẻ về các nguyên nhân và cách khắc phục tiểu đường thai kỳ ở 3 tháng đầu. Đái tháo đường thai kỳ là yếu tố nguy cơ gây ra các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như tiền sản giật, sản giật… ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần khám thai đúng lịch tại các cơ sở uy tín có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm để được theo dõi chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh để có phác đồ điều trị kịp thời.

]]>
Cách Tính Chu Kỳ An Toàn Tránh Thai Hiệu Quả https://meoidungbocon.vn/cach-tinh-chu-ky-an-toan-tranh-thai-hieu-qua/ Mon, 15 May 2023 04:52:07 +0000 https://meoidungbocon.vn/?p=3865 Ngày an toàn là khoảng thời gian có tỷ lệ mang thai thấp khi quan hệ. Chu kỳ an toàn tránh thai là một biện pháp tránh thai tự nhiên rất được ưa chuộng do an toàn cho sức khỏe, dễ áp dụng, không tốn kém hay ảnh hưởng khoái cảm của cuộc yêu. Tính ngày an toàn để tránh thai là cách đang được rất nhiều chị em áp dụng. Tuy nhiên, để tính ngày sao cho chính xác và hiệu quả thực sự của nó như thế nào thì số đông chị em vẫn còn mơ hồ. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Ngày an toàn trong chu kỳ an toàn tránh thai là gì?

Ngày an toàn được tính từ ngày kết thúc thời điểm nguy hiểm tới ngày chuẩn bị có kinh lần tới. Chu kỳ kinh nguyệt dài 28 ngày thì thời điểm an toàn tuyệt đối sẽ rơi vào ngày thứ 19 kéo dài tới ngày thứ 28 của chu kỳ kinh nguyệt.

Vào thời điểm chu kỳ an toàn tránh thai này, trứng đã rụng, thời gian sống của trứng chỉ trong vòng 24h vì thế vào thời điểm này trứng không thể kết hợp với tinh trùng để thụ tinh. Có thể nói đây là những ngày quan hệ an toàn tuyệt đối. Nếu giao hợp vào thời điểm này vợ chồng sẽ tránh thai hiệu quả và an toàn nhất.

Tầm quan trọng của việc tính chu kỳ an toàn tránh thai là gì?

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, các hormone sinh sản bao gồm estrogen và progesterone hoạt động cùng nhau để kích thích buồng trứng. Để đáp ứng với những kích thích tố đó, các nang trứng bắt đầu phát triển trong buồng trứng. Bên trong mỗi nang trứng là một noãn bào đang bắt đầu trưởng thành.

Việc tính chu kỳ an toàn tránh thai giúp cho chúng ta chủ động hơn trong việc có kế hoạch mang thai hay tránh thai một cách an toàn và khoa học.

Cách tính chu kỳ an toàn tránh thai hiệu quả

Tính chu kỳ an toàn tránh thai theo lịch

Chị em cần theo dõi ghi nhận lại các ngày trong mỗi chu kỳ kinh trong ít nhất 6 tháng. Ngày đầu tiên ra kinh hàng hàng tháng được tính là ngày thứ nhất. Việc làm này không chỉ giúp tránh thai hiệu quả mà còn kiểm tra sức khỏe sinh sản của chị em.

Sau đó áp dụng công thức chu kỳ an toàn tránh thai tính ngày rụng trứng để từ đó chủ động tránh thai như sau:

  • Lấy khoảng ngày của chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất trừ đi 18.
  • Tương tự, lấy khoảng ngày dài nhất của chu kỳ kinh nguyệt trừ đi 11.

Nếu có khoảng cách giữa các kỳ kinh nguyệt dài nhất và ngắn nhất lần lượt là 31 và 26 ngày thì khoảng thời gian dễ có thai là từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 21. Trừ những ngày đó ra là ngày an toàn của chị em. (Nếu chị em có trên 2 chu kỳ ngắn hơn hoặc kéo dài hơn như thế thì phương pháp tính ngày chuẩn sẽ không hiệu quả.)

Để đảm bảo chắc chắn là không có thai chị em nên lùi đi 3 ngày từ ngày đầu có khả năng có thai của chu kỳ. Đồng thời, cũng nên cộng thêm 3 ngày sau ngày có nguy cơ ở cuối chu kỳ. Tức là từ ngày thứ 21 + 3 = 24 thì đảm bảo tránh thai cao hơn.

Cách Tính Chu Kỳ An Toàn Tránh Thai Hiệu Quả

Tính chu kỳ an toàn tránh thai theo ngày chuẩn cố định

Giai đoạn an toàn tương đối

Giai đoạn này kéo dài từ ngày 1 đến ngày 9 của chu kỳ. Khi ấy, trứng chuẩn bị rụng nhưng chưa biết thời điểm chính xác. Sở dĩ, giai đoạn này chỉ an toàn tương đối vì trứng có thể rụng sớm hơn dự tính, mà tinh trùng có thể sống trong cơ thể nữ giới 2 – 3 ngày, nên vẫn có xác suất thụ thai.

Giai đoạn không an toàn

Từ ngày 9 đến ngày 18 của chu kỳ là khoảng thời gian rụng trứng. Khi quan hệ trong khoảng thời gian này, tỉ lệ mang thai rất cao. Vì vậy các cặp đôi nên tránh nếu chưa muốn có con.

Giai đoạn an toàn tuyệt đối

Giai đoạn từ ngày 18 đến ngày 28 của chu kỳ thì trứng đã rụng và phân hủy. Do đó đây là khoảng thời gian vàng để các cặp đôi “yêu” mà không sợ phát sinh sự cố ngoài ý muốn.

Tính chu kỳ an toàn tránh thai theo dấu hiệu về thời điểm thụ thai

Đo thân nhiệt

Trước ngày rụng trứng 2 ngày và những ngày hành kinh thân nhiệt của nữ giới sẽ thấp hơn mức thân nhiệt trung bình. Thêm vào đó, thân nhiệt sẽ tiếp tục giảm xuống về mức thấp nhất trước ngày trứng rụng 1 – 2 ngày nữa. Đến ngày rụng trứng thân nhiệt lại đột ngột tăng và duy trì như vậy.

Theo đó, ngày đầu tiên khi thân nhiệt giảm xuống hoặc tăng thân nhiệt trong 3 ngày liên tiếp được xem là khoảng thời gian nguy hiểm. Chị em không nên quan hệ vào những ngày này để tránh mang thai ngoài ý muốn.

Quan sát sự thay đổi của chất nhầy vùng kín

Vào thời điểm trứng rụng, chất nhầy ở vùng kín sẽ có sự thay đổi về màu sắc. Thường thì trước ngày rụng trứng, vùng kín sẽ tiết ra nhiều chất nhầy hơn, đặc điểm của chất nhầy thời điểm này là loãng và tương đối trong. Sau khi kết thúc thời điểm rụng trứng, chất nhầy vùng kín sẽ trở nên ít đi, bở, đặc, đục hoặc không xuất hiện nữa và đây chính là chu kỳ an toàn tránh thai để tránh thai tự nhiên.

Cách Tính Chu Kỳ An Toàn Tránh Thai Hiệu Quả

Một số điều cần lưu ý khi tính chu kỳ an toàn tránh thai để tránh thai

Trên thực tế, khá nhiều trường hợp mặc dù đã tính chu kỳ an toàn tránh thai để tránh thai nhưng vẫn mang thai là bởi:

Chu kỳ kinh không ổn định vì mắc bệnh phụ khoa hoặc rối loạn kinh nguyệt như trễ kinh, rong kinh làm tính sai lệch ngày an toàn.

Tuy vòng kinh đều nhưng lại thường xuyên bị stress căng thẳng tinh thần, chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học dẫn đến thời gian rụng trứng không chính xác.

Quan hệ vào ngày trứng chưa phân hủy hoàn toàn hoặc vẫn tiếp tục rụng trong khi tinh trùng vẫn còn sống trong cơ thể bạn nữ nên khả năng quá trình thụ thai vẫn có thể xảy ra.

Chủ quan khi quan hệ, ngoài quan hệ vào ngày an toàn, không áp dụng biện pháp tránh thai nào khác như xuất tinh ngoài âm đạo, dùng bao cao su, vòng tránh thai, thuốc tránh thai…

Về cơ bản, các phương pháp tính ngày an toàn để tránh thai đều chỉ có hiệu quả tương đối trong khoảng 85 – 91% mà thôi. Đó là chưa kể những trường hợp có chu kỳ kinh bất thường, bạn gái trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh,… thì xác suất thụ thai dựa trên cách tính ngày an toàn rất khó hiệu quả.

Xem thêm các biện pháp tránh thai an toàn tại đây

Mong rằng thông tin này sẽ giúp cho chị em tính được ngày rụng trứng của chu kỳ an toàn tránh thai để có thể chủ động hơn trong việc thụ thai hoặc tránh thai theo ý muốn. Nếu không thể tính được ngày nào là an toàn, chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhé.

]]>
Lịch Khám Thai Định Kỳ Đầy Đủ Trong Suốt Giai Đoạn Thai Kỳ https://meoidungbocon.vn/lich-kham-thai-dinh-ky-day-du-trong-suot-thai-ky/ Mon, 15 May 2023 04:26:49 +0000 https://meoidungbocon.vn/?p=3858 Khám thai là cách tốt nhất, chính xác nhất để mẹ có thể biết rõ về sự phát triển của thai nhi và kịp thời xử lý những bất thường xảy ra. Qua những lịch khám thai định kỳ, mẹ bầu cũng sẽ được các bác sĩ tư vấn về cách dưỡng thai, chăm sóc sức khỏe để mẹ luôn khỏe và bé được phát triển toàn diện.

Bên cạnh khám thai, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bổ sung dinh dưỡng phù hợp cũng như thực hiện các xét nghiệm, sàng lọc cần thiết. Vậy thì, mẹ bầu đã biết rõ về lịch khám thai định kỳ hay chưa? Nếu chưa hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tại sao mẹ bầu nên khám thai định kỳ?

Lịch khám thai định kỳ là một phần không thể thiếu trong thai kỳ. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bà bầu và điều kiện kinh tế sẽ có số lần khám thai khác nhau.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong suốt thai kỳ bà bầu nên khám định kỳ ít nhất 4 lần. Trong đó bao gồm 1 lần trong tam cá nguyệt đầu, 1 lần trong tam cá nguyệt thứ 2 và 2 lần trong tam cá nguyệt cuối. Để đầy đủ hơn, mẹ bầu nên khám từ 8 – 11 lần trong thai kỳ.

Khám thai định kỳ mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé như:

  • Khám thai định kỳ giúp bạn nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi. Ngoài ra bạn sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng và những điều cần lưu ý khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Tuân thủ lịch khám thai định kỳ còn giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong ở thai nhi xuống gấp 5 lần so với những mẹ bầu không khám thai. Thêm nữa ở các bà bầu thường xuyên khám thai bé cũng sẽ khỏe mạnh hơn và có trọng lượng cao hơn.
  • Việc khám thai cần được thực hiện định kỳ bởi một vài xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác trong khoảng thời gian nhất định.

Theo kết quả khảo sát, những mẹ bầu có ý thức thực hiện đầy đủ lịch khám thai định kỳ thì sẽ được đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh hơn, tỉ lệ thai nhi tử vong thấp hơn và cân nặng của bé cũng đạt chuẩn cao hơn khi được sinh ra.

Các lịch khám thai định kỳ

Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ nhất

Lịch Khám Thai Định Kỳ Đầy Đủ Trong Suốt Giai Đoạn Thai Kỳ

Lần khám đầu tiên

Khi thai nhi đạt từ 5 đến 8 tuần tuổi, thai phụ nên đi khám thai để chắc chắn có thai hay không và vị trí làm tổ của thai có an toàn hay không. Ở lần khám này, mẹ sẽ được thực hiện một số xét nghiệm như đo huyết áp, chiều cao cân nặng, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra nồng độ HCG, siêu âm để xác định tuổi thai, ngày dự sinh, xét nghiệm máu.

Ở thời kỳ này mẹ cần được bổ sung axit folic và DHA để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi và chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm. Thai phụ cũng nên nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức.

Quan trọng hơn nên lắng nghe tư vấn sàng lọc trước sinh và báo ngay với bác sĩ về tiền sử bệnh liên quan đến thai nhi. Chẳng hạn như đã từng bị sảy thai, mắc bệnh mạn tính hoặc từng sinh con bị dị tật,…

Lần khám thứ 2 

Ở lần khám này bác sĩ vẫn tiến hành các thăm khám thường quy như đo huyết áp, kiểm tra cân nặng, xét nghiệm nước tiểu và siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai nhi. Qua siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra một cách toàn diện hơn như là yếu tố tim thai, các vấn đề của phôi thai.

Lần khám thứ 3 

Thời gian khám là thời điểm thai nhi được 12 đến 13 tuần tuổi. Đây là thời điểm tốt nhất để xác định dị tật ở thai nhi. Một số xét nghiệm sẽ được thực hiện bao gồm: xét nghiệm Thalassemia, xét nghiệm Double test, đo nhịp tim của thai nhi, siêu âm kiểm tra dị dạng chi, siêu âm đo độ mờ da gáy để xác định nguy cơ bị Down của thai nhi,… Vì thế, mẹ bầu đừng quên lịch khám thai định kỳ quan trọng này nhé.

Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ hai

Lịch Khám Thai Định Kỳ Đầy Đủ Trong Suốt Giai Đoạn Thai Kỳ

Lần khám thứ 4 

Lịch khám thai định kỳ này với mục đích kiểm tra nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai và sự phát triển của thai nhi. Siêu âm thai, xét nghiệm triple test sàng lọc rối loạn NST liên quan đến dị tật ống thần kinh.

Lần khám thứ 5 

Ở lần khám này, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ tiến hành thăm khám kiểm tra cân nặng và đo huyết áp. Bác sĩ sẽ tiến hành đo khoảng cách từ đỉnh tử cung đến xương mu của mẹ để kiểm tra nhịp đập tim của thai và đo tử cung tính tuổi thai. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định mẹ làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng đường, nồng độ protein để tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật. Siêu âm quan sát sự phát triển của thai nhi và lượng nước ối.

Nếu các xét nghiệm trước cho biết thai nhi của mẹ có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ đề nghị mẹ làm xét nghiệm chọc ối vào khoảng giữa tuần thứ 15 đến 18 của thai kỳ. Kết quả chọc ối có thể có sau 24 giờ hoặc đôi khi bạn phải đợi đến 4 tuần. Lưu ý là thủ thuật này có nguy cơ sẩy thai với tỷ lệ thấp chỉ khoảng dưới 1%. Dựa vào việc thăm khám và kết quả của các xét nghiệm, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn dùng các viên uống bổ sung vi chất phù hợp.

Lần khám thứ 6 

Ở lịch khám thai định kỳ này, các mẹ bầu thường phải tiến hành kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết và tiêm phòng uốn ván. Khi siêu âm ở thời điểm này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra tim thai, hình thái thai nhi, vị trí nhau bám và lượng nước ối.

Lần khám thứ 7

Lịch khám thai định kỳ này, mẹ bầu cũng tiến hành khám như lịch khám thai định kỳ thứ 6. Bên cạnh đó, mẹ bầu phải xét nghiệm máu để tìm yếu tố Rh âm tính. Nếu xét nghiệm máu cho thấy nhóm máu của mẹ có yếu tố này, bác sĩ sẽ đề nghị mẹ làm một xét nghiệm máu khác để kiểm tra xem liệu cơ thể bạn có tạo ra các kháng thể chống lại yếu tố Rh dương tính của bé.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy cơ thể của bạn đang sản xuất kháng thể, thai nhi sẽ được theo dõi kỹ càng hơn. Đôi khi bác sĩ sẽ cho bạn tiêm globulin miễn nhiễm Rh khi thai 28 tuần để cơ thể bạn không sản xuất kháng thể

Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ ba

Lịch Khám Thai Định Kỳ Đầy Đủ Trong Suốt Giai Đoạn Thai Kỳ

Lần khám thứ 8 – 10

Lần này, mục đích khám là kiểm tra ngôi thai và kiểm tra sự phát triển của thai đồng thời tiêm phòng cuống rốn, kiểm tra cổ tử cung để nhận biết dấu hiệu sắp sinh của thai phụ. Bên cạnh đó là xét nghiệm Non – stress để kiểm tra xem thai nhi có nhận đủ oxy hay không.

Lần khám thai thứ 11 – 14 

Thông thường, khi mang thai đến giai đoạn này, mẹ sẽ phải đi khám thai mỗi tuần. Ở mỗi lần khám, bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám thường quy, kiểm tra cổ tử cung kết hợp với siêu âm để theo dõi thai kỳ của bạn. Ngoài ra, mẹ có thể được đề nghị làm các xét nghiệm khung chậu để đánh giá xem bạn có khả năng sinh thường hay không và xét nghiệm Non-stress test.

Nếu nhận thấy mẹ có dấu hiệu sa bụng (bụng bầu tụt xuống), bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ cách nhận biết các dấu hiệu sắp sinh để kịp thời nhập viện khi có dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Lần khám thai thứ 15

Ở giai đoạn này, mẹ bầu được thăm khám để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn. Bác sĩ hoặc hộ sinh sẽ thăm khám tử cung có mềm và giãn chưa. Nếu mở rồi, tiếp theo sẽ thăm khám mở bao nhiêu và có cần tiêm thuốc kích sinh không. Khi tử cung mở hoàn toàn, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh hướng dẫn cho mẹ bầu thực hiện động tác rặn đẻ dưới sự giúp đỡ của họ

Chú ý khi mẹ bầu có dấu hiệu sắp sinh như vỡ nước ối, bong nút nhầy mẹ cần đến ngay bệnh viện để đón em bé của bạn chào đời.

Trên đây là những chia sẻ về lịch khám thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu nào cũng nên lưu lại. Lịch khám thai định kỳ này có thể thay đổi tùy theo sức khỏe và tình trạng thai của từng mẹ bầu. Tuy nhiên, lịch khám định kỳ này là cơ bản với những xét nghiệm cần thiết. Các mẹ bầu cần tham khảo để sắp xếp thời gian đến thăm khám đầy đủ theo lịch khám thai định kỳ bác sĩ đã hẹn, vì việc khám chỉ chính xác trong giai đoạn nhất định.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung các chất giàu dinh dưỡng, trái cây, .. để bé có đủ dưỡng chất phát triển toàn diện mẹ nhé. Mẹ có thể tham khảo những loại trái cây tốt cho mẹ bầu tại đây nhé.

Như vậy, dù ở giai đoạn nào, việc khám thai theo lịch khám thai định kỳ của bác sĩ đều rất quan trọng, giúp thai phụ chủ động trong việc dưỡng thai, từ đó có những điều chỉnh, can thiệp kịp thời nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra cho cả mẹ và bé. Để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh mẹ nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám, theo dõi trong suốt thai kỳ nhé.

]]>
Top 10 Những Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu https://meoidungbocon.vn/top-10-nhung-loai-trai-cay-tot-cho-ba-bau/ Mon, 15 May 2023 03:12:17 +0000 https://meoidungbocon.vn/?p=3851 Trong thời kỳ mang thai, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất là vô cùng cần thiết đối với các bà bầu. Ngoài chế độ ăn hàng ngày, mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm nhiều loại trái cây tốt cho bà bầu giúp bổ sung dinh dưỡng và giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh.

Trái cây tốt cho bà bầu không chỉ cung cấp vitamin và các loại khoáng chất cho cơ thể, còn chứa chất chống oxy hóa, giúp tăng sức đề kháng và “hạ gục” nhanh chóng một số loại virus gây bệnh. Vậy bà bầu nên ăn quả gì trong thời kỳ mang thai để tốt cho cả mẹ và bé? Cùng điểm danh những loại trái cây tốt cho bà bầu nhé.

Tại sao ăn trái cây tốt cho bà bầu trong thời kỳ mang thai?

Trái cây luôn được biết đến như thực phẩm có hàm lượng cao vitamin và khoáng chất, nhất là hàm lượng vitamin C. Các vitamin và khoáng chất trong hoa quả đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi cũng như là sức khoẻ của mẹ bầu.

Có hàm lượng chất béo thấp, nhiều nước và chất xơ trái cây tốt cho bà bầu là người bạn thân thiết giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra nhịp nhàng hơn. Trái cây cũng có hàm lượng đường tự nhiên cao, hàm lượng muối thấp, thích hợp dùng làm một bữa ăn nhẹ.

Một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng và cung cấp đủ dưỡng chất là đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai để thai nhi luôn khỏe và phát triển toàn diện.

Ngoài việc hỗ trợ em bé đang phát triển, lượng vitamin và khoáng chất trong trái cây tốt cho bà bầu tăng lên còn giúp phụ nữ mang thai giữ cơ thể mình trong điều kiện tốt nhất có thể.

Ăn nhiều trái cây tốt cho bà bầu trong khi mang thai có thể giúp đảm bảo rằng cả phụ nữ và em bé vẫn khỏe mạnh. Do trái cây tươi chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ của mẹ bầu đồng thời là nguồn cung cấp rất nhiều chất xơ.

Đó là lý do trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai luôn có sự góp mặt của các loại trái cây tốt cho bà bầu.

Những loại trái cây tốt cho bà bầu

1. Đu đủ chín

Đu đủ chín là trái cây tốt cho bà bầu chứa nhiều vitamin A, beta – carotene, vitamin C, canxi và sắt. Ăn đu đủ chín sẽ giúp bà bầu giảm ốm nghén, tăng cường hệ miễn dịch, tránh tình trạng táo bón và tốt cho sự phát triển thị giác của thai nhi.

Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn đu đủ chín 2 lần/ tuần và mỗi lần chỉ nên ăn 1 miếng là đủ. Vì vị ngọt của đu đủ chín có thể khiến bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Ăn quá nhiều đu đủ sẽ gây kích thích ruột già do đặc tính nhuận tràng và có thể gây vàng da. Các mẹ bầu hãy lưu ý loại bỏ hoàn toàn hạt đu đủ trước khi ăn vì có chứa độc.

2. Chuối chín

Chuối cũng là loại hoa quả rất được nhiều người yêu thích, chính vì vậy có rất nhiều mẹ băn khoăn không biết bầu ăn chuối được không.

Nếu thích ăn chuối, mẹ vẫn có thể tiếp tục ăn loại hoa quả này trong suốt thai kỳ bởi chuối chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Trái cây tốt cho bà bầu như chuối có thể giúp giảm nguy cơ sinh non, dị tật thai nhi, ngừa thiếu máu, ngăn ngừa táo bón khi mang thai và giảm ốm nghén.

Mỗi ngày, mẹ có thể ăn khoảng 1 – 2 quả chuối và nên ăn chuối chín thay vì chuối xanh bởi chuối xanh có thể khiến mẹ dễ bị đầy hơi, chướng bụng.

3. Các trái cây tốt cho bà bầu thuộc họ cam

Cam là loại quả tuyệt vời để giữ cơ thể không bị thiếu nước và hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Vitamin C có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và hỗ trợ hấp thu sắt. Cam ngọt và thơm, một hương vị hoàn hảo dành cho phụ nữ đang mang thai. Hơn nữa, trái cây họ cam quýt bao giờ cũng giàu vitamin và các chất dinh dưỡng để giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh và giàu sức sống.

Folate có thể giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh, các bất thường về não và tủy sống ở trẻ. Khuyết tật ống thần kinh có thể gây ra các tình trạng như tật nứt đốt sống: tủy sống không phát triển đúng cách, phần lớn não và sọ không được phát triển toàn diện.

4. Quả bơ

Quả bơ chứa một lượng chất dinh dưỡng quan trọng khá cao như chất béo tốt, vitamin và khoáng chất khác. Do đó, bơ được xem là loại trái cây tốt cho bà bầu và an toàn trong chế độ ăn của bà bầu.

Bà bầu ăn bỏ chỉ nên ăn tần suất 1 ngày 1 quả, chia làm 2 bữa và mỗi bữa nửa quả. Việc bà bầu ăn bơ mỗi ngày sẽ giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng và tránh các tác dụng phụ không mong muốn, cung cấp thêm dưỡng chất cho thai nhi trong bụng mẹ.

5. Quả xoài

Xoài cũng là loại trái cây tốt cho bà bầu khi đem đến rất nhiều lợi ích: Tốt cho hệ tiêu hoá, giảm thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện trí nhớ, tốt cho hệ xương, giảm triệu chứng đau đầu khi mang thai và ngăn ngừa dị tật cho thai nhi.

Mẹ cũng không nên ăn quá nhiều xoài, đặc biệt trong 3 tháng cuối vì xoài có hàm lượng calories cao. Các chuyên gia khuyên mẹ chỉ nên ăn 1 – 2 quả xoài/tuần. Mẹ bầu cũng nên lưu ý phần mủ xoài dễ gây dị ứng cho da. Khi chọn xoài, mẹ nên chọn kỹ để tránh chọn nhầm xoài chín nhân tạo, gây ảnh hưởng cho cả mẹ và thai nhi.

6. Quả nho

Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên bỏ qua quả nho để giúp thai kỳ khỏe mạnh hơn. Bởi theo nghiên cứu, nho là loại trái cây tốt cho bà bầu giàu các chất chống oxy hóa như anthocyanins, flavon, geraniol tannin… giúp tăng miễn dịch, chống nhiễm trùng cho mẹ bầu.

Nho cũng giàu vitamin C khi trong 100g nho cung cấp tới 11mg vitamin C giúp sản xuất collagen, một loại protein cấu trúc để hỗ trợ phát triển xương, sụn, cơ và mạch máu cho bé, đồng thời giúp cơ thể mẹ tăng khả năng miễn dịch, chống sự tấn công của các loại virut.

Ngoài ra, nho còn chứa nhiều loại khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như axit folic, muối kali, magie, canxi, mangan, coban, sắt…

Chưa hết, nhờ hương vị chua ngọt tự nhiên dễ ăn nên mẹ bầu 3 tháng đầu bị ốm nghén, chán ăn có thể bổ sung nho để bù đắp dinh dưỡng bị thiếu hụt trong thai kỳ của mình.

7. Quả táo

Táo là loại trái cây tốt cho bà bầu chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết như axit malic, tanin và chất xơ. Đối với những mẹ bầu mang thai không muốn tăng cân quá nhiều và táo là thực đơn lý tưởng hàng ngày, bởi táo làm mẹ bầu không tăng cân quá nhanh mà nó lại giúp ích cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt mẹ bầu nên ăn cả vỏ táo để đảm bảo tốt nhất lượng chất dinh dưỡng trong loại quả này. Loại trái cây này cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa đặc biệt là căn bệnh táo bón hoặc tiêu chảy.

Táo là loại trái cây tốt cho bà bầu mà các chuyên gia khuyên mẹ nên ăn 1 quả/1 ngày vì táo có nhiều tác dụng tốt cho mẹ và bé như: Tăng hệ miễn dịch, giảm chứng dị ứng ở trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh ở thai nhi, giảm cholesterol cho mẹ bầu, giúp bảo vệ xương,..

8. Lựu

Ngoài công dụng giúp làm đẹp da và hỗ trợ ngăn ngừa rạn da vì có chứa nhiều các chất chống oxy hoá, lựu còn là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào rất tốt cho hệ miễn dịch của mẹ. Có nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra mẹ bầu ăn lựu khi đang mang thai sẽ giúp ngăn ngừa thiếu máu, tốt cho hệ xương của cả mẹ và bé.

Lựu cũng là loại quả có lượng calories cao, vậy nên các mẹ bầu chỉ nên ăn 1 quả lựu hoặc uống 1 cốc nước ép lựu mỗi ngày.

9. Kiwi

Kiwi là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu. Là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất trong 27 loại quả, kiwi với hơn 80 dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, nổi tiếng là loại quả “vàng” cho sức khỏe mẹ bầu. Hàm lượng axit folic “cao ngất” trong kiwi giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi.

Ngoài ra, ăn một quả kiwi mỗi giúp tăng cường hệ miễn dịch của thai nhi, giảm nguy cơ bị hen suyễn và eczema sau khi sinh.

10. Quả việt quất

Quả việt quất cũng có chứa vitamin C, carbohydrate lành mạnh, chất chống oxy hóa, chất xơ. Loại trái cây tốt cho bà bầu này cũng chứa nhiều nước nên là nguồn cung cấp nước tuyệt vời. Vitamin C giúp hấp thụ sắt và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trái việt quất khi mang thai. Trung bình một chén quả việt quất chứa 114 mg kali, vi chất rất quan trọng cho việc điều chỉnh huyết áp. Cách tốt nhất để mẹ thưởng thức loại trái cây này là thêm chúng vào bữa sáng cùng với các loại ngũ cốc hoặc ăn tráng miệng.

Với những chia sẻ trên hẳn mẹ bầu đã biết được những loại trái cây tốt cho bà bầu trong thai kỳ rồi nhỉ. Có thể nói, đây hoàn toàn là những lựa chọn vô cùng gần gũi và rất dễ tìm. Những loại hoa quả kể trên không chỉ tốt cho mẹ bầu mà còn tốt cho tất cả mọi người.

Vì vậy, mẹ nhớ bổ sung đầy đủ và hợp lý để chúng phát huy tối đa lợi ích đối với thai nhi và sức khỏe của mình nhé! Mẹ bầu nên ăn lượng hoa quả phù hợp, và tránh ăn vào lúc đói để không làm tăng lượng axit trong dạ dày, giảm đau dạ dày mẹ bầu nhé.

Tuy nhiên không phải cái gì nhiều quá cũng tốt, mẹ nên có chế độ bổ sung các chất dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Ngoài ra mẹ cũng có thể bổ sung các loại sữa để tăng cường đề kháng cho cơ thể và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện.

Mẹ có thể tìm hiểu tại đây: Top 10+ Loại Sữa Cho Bà Bầu Tốt Nhất Hiện Nay

Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

 

]]>