Lịch Khám Thai Định Kỳ Đầy Đủ Trong Suốt Giai Đoạn Thai Kỳ

Khám thai là cách tốt nhất, chính xác nhất để mẹ có thể biết rõ về sự phát triển của thai nhi và kịp thời xử lý những bất thường xảy ra. Qua những lịch khám thai định kỳ, mẹ bầu cũng sẽ được các bác sĩ tư vấn về cách dưỡng thai, chăm sóc sức khỏe để mẹ luôn khỏe và bé được phát triển toàn diện.

Bên cạnh khám thai, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bổ sung dinh dưỡng phù hợp cũng như thực hiện các xét nghiệm, sàng lọc cần thiết. Vậy thì, mẹ bầu đã biết rõ về lịch khám thai định kỳ hay chưa? Nếu chưa hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tại sao mẹ bầu nên khám thai định kỳ?

Lịch khám thai định kỳ là một phần không thể thiếu trong thai kỳ. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bà bầu và điều kiện kinh tế sẽ có số lần khám thai khác nhau.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong suốt thai kỳ bà bầu nên khám định kỳ ít nhất 4 lần. Trong đó bao gồm 1 lần trong tam cá nguyệt đầu, 1 lần trong tam cá nguyệt thứ 2 và 2 lần trong tam cá nguyệt cuối. Để đầy đủ hơn, mẹ bầu nên khám từ 8 – 11 lần trong thai kỳ.

Khám thai định kỳ mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé như:

  • Khám thai định kỳ giúp bạn nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi. Ngoài ra bạn sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng và những điều cần lưu ý khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Tuân thủ lịch khám thai định kỳ còn giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong ở thai nhi xuống gấp 5 lần so với những mẹ bầu không khám thai. Thêm nữa ở các bà bầu thường xuyên khám thai bé cũng sẽ khỏe mạnh hơn và có trọng lượng cao hơn.
  • Việc khám thai cần được thực hiện định kỳ bởi một vài xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác trong khoảng thời gian nhất định.

Theo kết quả khảo sát, những mẹ bầu có ý thức thực hiện đầy đủ lịch khám thai định kỳ thì sẽ được đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh hơn, tỉ lệ thai nhi tử vong thấp hơn và cân nặng của bé cũng đạt chuẩn cao hơn khi được sinh ra.

Các lịch khám thai định kỳ

Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ nhất

Lịch Khám Thai Định Kỳ Đầy Đủ Trong Suốt Giai Đoạn Thai Kỳ

Lần khám đầu tiên

Khi thai nhi đạt từ 5 đến 8 tuần tuổi, thai phụ nên đi khám thai để chắc chắn có thai hay không và vị trí làm tổ của thai có an toàn hay không. Ở lần khám này, mẹ sẽ được thực hiện một số xét nghiệm như đo huyết áp, chiều cao cân nặng, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra nồng độ HCG, siêu âm để xác định tuổi thai, ngày dự sinh, xét nghiệm máu.

Ở thời kỳ này mẹ cần được bổ sung axit folic và DHA để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi và chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm. Thai phụ cũng nên nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức.

Quan trọng hơn nên lắng nghe tư vấn sàng lọc trước sinh và báo ngay với bác sĩ về tiền sử bệnh liên quan đến thai nhi. Chẳng hạn như đã từng bị sảy thai, mắc bệnh mạn tính hoặc từng sinh con bị dị tật,…

Lần khám thứ 2 

Ở lần khám này bác sĩ vẫn tiến hành các thăm khám thường quy như đo huyết áp, kiểm tra cân nặng, xét nghiệm nước tiểu và siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai nhi. Qua siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra một cách toàn diện hơn như là yếu tố tim thai, các vấn đề của phôi thai.

Lần khám thứ 3 

Thời gian khám là thời điểm thai nhi được 12 đến 13 tuần tuổi. Đây là thời điểm tốt nhất để xác định dị tật ở thai nhi. Một số xét nghiệm sẽ được thực hiện bao gồm: xét nghiệm Thalassemia, xét nghiệm Double test, đo nhịp tim của thai nhi, siêu âm kiểm tra dị dạng chi, siêu âm đo độ mờ da gáy để xác định nguy cơ bị Down của thai nhi,… Vì thế, mẹ bầu đừng quên lịch khám thai định kỳ quan trọng này nhé.

Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ hai

Lịch Khám Thai Định Kỳ Đầy Đủ Trong Suốt Giai Đoạn Thai Kỳ

Lần khám thứ 4 

Lịch khám thai định kỳ này với mục đích kiểm tra nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai và sự phát triển của thai nhi. Siêu âm thai, xét nghiệm triple test sàng lọc rối loạn NST liên quan đến dị tật ống thần kinh.

Lần khám thứ 5 

Ở lần khám này, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ tiến hành thăm khám kiểm tra cân nặng và đo huyết áp. Bác sĩ sẽ tiến hành đo khoảng cách từ đỉnh tử cung đến xương mu của mẹ để kiểm tra nhịp đập tim của thai và đo tử cung tính tuổi thai. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định mẹ làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng đường, nồng độ protein để tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật. Siêu âm quan sát sự phát triển của thai nhi và lượng nước ối.

Nếu các xét nghiệm trước cho biết thai nhi của mẹ có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ đề nghị mẹ làm xét nghiệm chọc ối vào khoảng giữa tuần thứ 15 đến 18 của thai kỳ. Kết quả chọc ối có thể có sau 24 giờ hoặc đôi khi bạn phải đợi đến 4 tuần. Lưu ý là thủ thuật này có nguy cơ sẩy thai với tỷ lệ thấp chỉ khoảng dưới 1%. Dựa vào việc thăm khám và kết quả của các xét nghiệm, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn dùng các viên uống bổ sung vi chất phù hợp.

Lần khám thứ 6 

Ở lịch khám thai định kỳ này, các mẹ bầu thường phải tiến hành kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết và tiêm phòng uốn ván. Khi siêu âm ở thời điểm này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra tim thai, hình thái thai nhi, vị trí nhau bám và lượng nước ối.

Lần khám thứ 7

Lịch khám thai định kỳ này, mẹ bầu cũng tiến hành khám như lịch khám thai định kỳ thứ 6. Bên cạnh đó, mẹ bầu phải xét nghiệm máu để tìm yếu tố Rh âm tính. Nếu xét nghiệm máu cho thấy nhóm máu của mẹ có yếu tố này, bác sĩ sẽ đề nghị mẹ làm một xét nghiệm máu khác để kiểm tra xem liệu cơ thể bạn có tạo ra các kháng thể chống lại yếu tố Rh dương tính của bé.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy cơ thể của bạn đang sản xuất kháng thể, thai nhi sẽ được theo dõi kỹ càng hơn. Đôi khi bác sĩ sẽ cho bạn tiêm globulin miễn nhiễm Rh khi thai 28 tuần để cơ thể bạn không sản xuất kháng thể

Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ ba

Lịch Khám Thai Định Kỳ Đầy Đủ Trong Suốt Giai Đoạn Thai Kỳ

Lần khám thứ 8 – 10

Lần này, mục đích khám là kiểm tra ngôi thai và kiểm tra sự phát triển của thai đồng thời tiêm phòng cuống rốn, kiểm tra cổ tử cung để nhận biết dấu hiệu sắp sinh của thai phụ. Bên cạnh đó là xét nghiệm Non – stress để kiểm tra xem thai nhi có nhận đủ oxy hay không.

Lần khám thai thứ 11 – 14 

Thông thường, khi mang thai đến giai đoạn này, mẹ sẽ phải đi khám thai mỗi tuần. Ở mỗi lần khám, bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám thường quy, kiểm tra cổ tử cung kết hợp với siêu âm để theo dõi thai kỳ của bạn. Ngoài ra, mẹ có thể được đề nghị làm các xét nghiệm khung chậu để đánh giá xem bạn có khả năng sinh thường hay không và xét nghiệm Non-stress test.

Nếu nhận thấy mẹ có dấu hiệu sa bụng (bụng bầu tụt xuống), bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ cách nhận biết các dấu hiệu sắp sinh để kịp thời nhập viện khi có dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Lần khám thai thứ 15

Ở giai đoạn này, mẹ bầu được thăm khám để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn. Bác sĩ hoặc hộ sinh sẽ thăm khám tử cung có mềm và giãn chưa. Nếu mở rồi, tiếp theo sẽ thăm khám mở bao nhiêu và có cần tiêm thuốc kích sinh không. Khi tử cung mở hoàn toàn, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh hướng dẫn cho mẹ bầu thực hiện động tác rặn đẻ dưới sự giúp đỡ của họ

Chú ý khi mẹ bầu có dấu hiệu sắp sinh như vỡ nước ối, bong nút nhầy mẹ cần đến ngay bệnh viện để đón em bé của bạn chào đời.

Trên đây là những chia sẻ về lịch khám thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu nào cũng nên lưu lại. Lịch khám thai định kỳ này có thể thay đổi tùy theo sức khỏe và tình trạng thai của từng mẹ bầu. Tuy nhiên, lịch khám định kỳ này là cơ bản với những xét nghiệm cần thiết. Các mẹ bầu cần tham khảo để sắp xếp thời gian đến thăm khám đầy đủ theo lịch khám thai định kỳ bác sĩ đã hẹn, vì việc khám chỉ chính xác trong giai đoạn nhất định.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung các chất giàu dinh dưỡng, trái cây, .. để bé có đủ dưỡng chất phát triển toàn diện mẹ nhé. Mẹ có thể tham khảo những loại trái cây tốt cho mẹ bầu tại đây nhé.

Như vậy, dù ở giai đoạn nào, việc khám thai theo lịch khám thai định kỳ của bác sĩ đều rất quan trọng, giúp thai phụ chủ động trong việc dưỡng thai, từ đó có những điều chỉnh, can thiệp kịp thời nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra cho cả mẹ và bé. Để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh mẹ nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám, theo dõi trong suốt thai kỳ nhé.